Những hệ lụy nguy hiểm khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Hiện nay, dịch sốt xuất huyết vẫn chưa có dấu hiệu "giảm nhiệt" tại nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt là Hà Nội. Nhiều người bị sốt xuất huyết đã vô tình gây khó khăn cho bác sĩ khi tự ý điều trị tại nhà bằng cách uống thuốc, thậm chí cạo gió để hạ nhiệt.  Những sai lầm này có thể dẫn đến các biến chứng khó lường.

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh nhiễm virus Dengue cấp tính gây ra. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 3 tỷ người sống trong vùng sốt xuất huyết, với 50 -100 triệu người mắc bệnh và tỷ lệ tử vong lên tới 2,5% hàng năm.

nhung he luy nguy hiem khi dieu tri sot xuat huyet tai nha
Bệnh sốt xuất huyết Dengue đang có xu hướng gia tăng mạnh (Ảnh: Healthplus)

Bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nếu can thiệp, điều trị không đúng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: chảy máu nội tạng, sốc, trụy tim mạch.

Theo các chuyên gia, việc tự ý chữa bệnh sốt xuất huyết ở nhà rất nguy hiểm. Do sốt cao, kéo dài nên cơ thể người bệnh mệt mỏi li bì, mất nước nghiêm trọng... Cơ thể mất nước dễ làm máu bị đặc lại, khó lưu thông. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra biến chứng sốc.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà - Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết: "Tùy vào cơ địa mỗi người mà bệnh có thể nhẹ hoặc nặng, bác sĩ cũng khó lường hết được. Đa số bệnh nhân sốt xuất huyết đều có thể điều trị tại nhà nếu làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Diễn biến bệnh khá dài, có thể 1-2 tuần mới khỏi."
nhung he luy nguy hiem khi dieu tri sot xuat huyet tai nha
(Nhiều người bệnh điều trị sốt xuất huyết tại nhà không đúng cách đã khiến bệnh nặng hơn (Ảnh: Báo Bình Định)

Những sai lầm khi điều trị sốt xuất huyết

1. Tự truyền dịch tại nhà

nhung he luy nguy hiem khi dieu tri sot xuat huyet tai nha
Không tự ý truyền dịch cho người bệnh sốt xuất huyết tại nhà (Ảnh: tambe)

Đây là sai lầm thường gặp vì đa phần mọi người đều nghĩ sốt thì cần truyền dịch. Tuy nhiên, nếu truyền dịch khi không thích hợp chẳng những bệnh không thuyên giảm mà còn xuất hiện những biến chứng nặng do thừa dịch như: phù phổi cấp, suy tim do quá tải tuần hoàn. Đặc biệt, với những bệnh nhân đang có các triệu chứng sốc, phù nề nhiều hoặc có bệnh lý về thận tuyệt đối không bù dịch bằng đường truyền.

Những trường hợp điều trị tại nhà chỉ nên bù nước và điện giải cho người bệnh bằng đường uống. Có thể sử dụng dung dịch Oresol, pha với đúng liều lượng và cho người bệnh uống. Dùng thêm nước trái cây (nước dừa, nước cam, nước chanh), hoặc nước cháo loãng với muối.

2. Hạ sốt cấp tốc

nhung he luy nguy hiem khi dieu tri sot xuat huyet tai nha
Để giảm sốt, người nhà có thể cho bệnh nhân mặc đồ mỏng, nằm nơi thoáng mát, chườm khăn có thấm nước vào trán, nách (Ảnh: Yêu trẻ)

Người bị sốt xuất huyết thường sốt cao nên người nhà muốn giảm sốt cấp tốc, nhất là với trẻ em. Tuy nhiên, đây là bệnh do virus nên nhiệt độ hạ xong lại tiếp tục cao. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc giảm sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ 4-5 lần/ngày, 5-6 giờ/lần.

3. Sử dụng thuốc Aspirin

nhung he luy nguy hiem khi dieu tri sot xuat huyet tai nha
Sử dụng thuốc Aspirin là sai lầm trong điều trị sốt xuất huyết. (Ảnh VTV)

Với triệu chứng ban đầu là sốt, nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết đã nhầm tưởng là mình chỉ bị cảm cúm nên đã tự ý dùng thuốc Aspirin. Với người bị sốt xuất huyết, dùng Aspirin lại là cách tự hại mình nhanh nhất. Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh có hiện tượng chảy máu, aspirin lại có tác dụng ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu. Theo các bác sĩ, đây là điều tối kỵ và người bệnh cần sử dụng loại thuốc hạ sốt an toàn hơn.

4. Uống thuốc Paracetamol không theo hướng dẫn của bác sĩ

nhung he luy nguy hiem khi dieu tri sot xuat huyet tai nha
Nên thận trọng khi sử dụng thuốc Paracetamol trong điều trị sốt xuất huyết (Ảnh: sức khỏe đời sống)

Paracetamol được khuyến cáo là thuốc tương đối an toàn để hạ sốt khi bị sốt xuất huyết nhưng liều lượng phải được tính toán kỹ theo lứa tuổi, không sử dụng quá liều. Dùng không quá 65mg/kg cân nặng trong 1 ngày.

Nếu sử dụng quá liều hoặc trong một số trường hợp nhạy cảm, paracetamol có thể gây tổn thương gan, làm nặng thêm rối loạn đông máu do suy giảm chức năng gan. Vì vậy, trước khi dùng thuốc hạ sốt nên kết hợp các biện pháp khác như: chườm mát, nằm nơi thoáng đãng, bù đủ lượng dịch cho bệnh nhân để tăng hiệu quả hạ sốt của thuốc.

5. Sử dụng thuốc kháng sinh

nhung he luy nguy hiem khi dieu tri sot xuat huyet tai nha
Thuốc kháng sinh nếu sử dụng không đúng thì dễ dẫn đến phản tác dụng (Ảnh: An Cốt Nam)

Loại thuốc này không được khuyến cáo sử dụng trong sốt xuất huyết trừ trường hợp có biểu hiện nhiễm trùng. Điều trị sốt xuất huyết quan trọng nhất là bù lượng nước mất và tăng cường hệ miễn dịch qua chế độ ăn uống. Nếu thấy bất kì biểu hiện nặng nào phải lập tức đến cơ sở y tế ngay, chậm trễ thì có thể đưa đến những hậu quả khôn lường.


Biến chứng khi tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Nếu tự ý điều trị bệnh sốt xuất huyết ở nhà lâu không khỏi, bệnh nhân rất dễ gặp các biến chứng như thoát huyết tương (lượng albumin trong máu giảm) qua thành mạch, dẫn đến mất 1 lượng lớn thể tích tuần hoàn, gây tràn dịch màng phổi, bụng to, cổ trướng... Ngoài ra, một biến chứng nữa có thể xuất hiện đó là xuất huyết bất thường - do rối loạn đông máu, suy giảm tiểu cầu gây chảy máu cam dữ dội, rong kinh, xuất huyết đường tiêu hóa, suy tạng, xuất huyết não, phổi... và tử vong.

nhung he luy nguy hiem khi dieu tri sot xuat huyet tai nha
Khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà, nếu không cẩn thận sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm (Ảnh: Việt Báo)

Theo Bộ Y tế Việt Nam, tùy theo mức độ nặng nhẹ, sốt xuất huyết chia làm 4 độ khác nhau.

Độ I: Sốt cao 39 - 40 độ C, kéo dài 2-7 ngày kèm theo các dấu hiệu như nhức đầu, đau người, chân tay nhức mỏi.

Độ II: Sốt cao, nhưng xuất hiện nốt xuất huyết dưới da, niêm mạc, cánh tay, bắp chân, lưng, bụng, cổ, mí mắt.

Độ III: Có sốt kèm theo dấu hiệu suy tuần hoàn, huyết áp hạ hoặc kẹt mạch nhanh, yếu, da lạnh, người bứt rứt vật vã, sốc.

Độ IV: Sốc sâu, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được, chân tay lạnh.

Bộ Y tế khẳng định việc phun thuốc diệt muỗi theo đúng quy trình không gây hại cho người dân. Đây là biện pháp cần thiết và hữu hiệu nhất để tiêu diệt muỗi, phòng tránh lan sốt xuất huyết.

nhung he luy nguy hiem khi dieu tri sot xuat huyet tai nha
Nên thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết (Ảnh: Sống khỏe)

Các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

- Mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn, không ở nơi ẩm thấp, tối tăm, tránh muỗi đốt.

- Đậy kín các lu, vại, bể chứa nước, diệt hết bọ gậy bằng cách thả cá, dọn vệ sinh nhà cửa, nơi ở, ngủ, nghỉ sạch sẽ, thoáng, không để ẩm thấp.

- Không để nước tù đọng, thường xuyên làm sạch môi trường, diệt muỗi bằng các biện pháp như đốt hương muỗi, phun thuốc diệt muỗi, vợt muỗi…

nhung he luy nguy hiem khi dieu tri sot xuat huyet tai nha Những thực phẩm giúp nhanh khỏi bệnh sốt xuất huyết
nhung he luy nguy hiem khi dieu tri sot xuat huyet tai nha Báo động tình trạng sốt xuất huyết
nhung he luy nguy hiem khi dieu tri sot xuat huyet tai nha Hoa hòe trị sốt xuất huyết
chọn
ĐHĐCĐ Đạt Phương: Luật mới sẽ không tác động nhiều đến thị trường bất động sản, vụ Tập đoàn Thuận An không ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Chủ tịch Đạt Phương cho biết, doanh nghiệp có liên danh với Tập đoàn Thuận An và nhiều nhà thầu khác tại hai dự án xây dựng. Về bản chất, mỗi nhà thầu độc lập với nhau, Đạt Phương ký hợp đồng độc lập với chủ đầu tư và khẳng định không liên quan gì đến Thuận An.