Thông tin quy hoạch Quảng Trị năm 2024 mới nhất
Bài viết sau đây sẽ thể hiện đầy đủ những thông tin về Quy hoạch Quảng Trị thể hiện điều gì, mục tiêu và tầm nhìn quy hoạch, cách tra cứu quy hoạch Quảng Trị ra sao,...
Quy hoạch Quảng Trị sẽ thể hiện thông tin gì?
Theo Quyết định số 776/QĐ-TTg, thông tin quy hoạch Quảng Trị sẽ thể hiện những nội dung sau:
Phạm vi quy hoạch
Phần lãnh thổ tỉnh Quảng Trị với tổng diện tích 4.737,44 km2, trong đó bao gồm: Thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị và các huyện gồm Vĩnh Linh, Hướng Hóa, Gio Linh, Đa Krông, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Cồn Cỏ.
+ Phía Đông giáp Biển Đông;
+ Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào;
+ Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế;
+ Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Tỉnh Quảng Trị có toạ độ 106032 đến 107034 kinh độ Đông, 16018 đến 17010 vĩ độ Bắc.
Thời kỳ lập Quy hoạch:
- Thời kỳ quy hoạch: 2021-2030.
- Tầm nhìn dài hạn: Đến năm 2050.
Quy mô quy hoạch tỉnh Quảng Trị
Thành phố Quảng Trị có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện bao gồm: Thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị và các huyện gồm Vĩnh Linh, Hướng Hóa, Gio Linh, Đa Krông, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Cồn Cỏ.
Dựa vào quy định các đơn vị hành chính nêu trên mà tỉnh Quảng Trị sẽ triển khai quy hoạch cụ thể như sau:
- Tỉnh Quảng Trị sẽ triển khai quy hoạch ở 1 thành phố là Đông Hà và 1 thị xã Quảng Trị.
- Ngoài ra, tỉnh Quảng Trị cũng sẽ triển khai quy hoạch ở 8 huyện gồm: Thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị và các huyện gồm Vĩnh Linh, Hướng Hóa, Gio Linh, Đa Krông, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Cồn Cỏ.
Nội dung quy hoạch tỉnh Quảng Trị
Nội dung Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải thực hiện theo đúng các quy định tại Điều 27 Luật Quy hoạch năm 2017 và Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Nội dung Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện theo các quy định tại Điều 27 Luật Quy hoạch năm 2017 và Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh Quảng Trị;
b) Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn;
c) Đánh giá về việc thực hiện quy hoạch thời kỳ trước;
d) Xây dựng quan điểm, mục tiêu phát triển tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và lựa chọn phương án phát triển của tỉnh:
- Phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn tỉnh.
- Lựa chọn phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội.
- Phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
- Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị cấp huyện.
- Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện.
- Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.
- Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
- Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước; phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
- Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng danh mục dự án ưu tiên của tỉnh và thứ tự ưu tiên thực hiện.
- Xây dựng giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.
- Xây dựng báo cáo Quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt; hệ thống bản đồ; cơ sở dữ liệu về quy hoạch (đĩa CD); báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Xây dựng các nội dung đề xuất, nghiên cứu các nội dung đề xuất đưa vào Quy hoạch tỉnh phải đảm bảo cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn, nhu cầu phát triển, yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương.
Mục tiêu lập quy hoạch tỉnh Quảng Trị
Việc nghiên cứu lập quy hoạch tỉnh Quảng Trị phải đạt được các mục tiêu sau:
a) Là căn cứ pháp lý quan trọng để tỉnh Quảng Trị sử dụng hoạch định chính sách, kiến tạo động lực phát triển; đưa ra các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp đột phá phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời loại bỏ các quy hoạch chồng chéo đến đầu tư phát triển trên địa bàn;
b) Làm cơ sở tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Kế hoạch đầu tư công trung hạn trong các giai đoạn 2021-2025, 2026 đảm bảo tính khả thi, khách quan và khoa học.
Phương pháp lập quy hoạch tỉnh Quảng Trị
Sau đây sẽ là những yêu cầu cũng như phương pháp lập quy hoạch tỉnh Quảng Trị mà bạn đọc cần nắm được.
Yêu cầu về phương pháp lập quy hoạch:
- Cung cấp những căn cứ, luận chứng khoa học cho việc đánh giá thực trạng, dự báo bối cảnh, xác định mục tiêu, phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
- Các nội dung cần thể hiện được tính hiệu quả, hiệu suất trong phát triển của Quảng Trị và có đối chiếu, so sánh trong nước và quốc tế nhằm xác định đúng vị thế phát triển của Quảng Trị trong cả nước và vùng ở giai đoạn 2011-2020, dự báo cho giai đoạn tiếp theo.
- Các mục tiêu, định hướng phát triển cần đảm bảo tính lô-gic, chặt chẽ, khoa học, thống nhất và có khả năng đo lường để có thể theo dõi, giám sát, kiểm tra sau khi báo cáo quy hoạch được phê duyệt.
Các phương pháp lập quy hoạch:
- Phương pháp thu thập, tổng quan và phân tích các số liệu, cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan tới công tác lập quy hoạch tỉnh Quảng Trị;
- Phương pháp thông tin địa lý, bản đồ (GIS);
- Phương pháp tích hợp quy hoạch;
- Phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia và các phương pháp phân tích chuyên ngành cũng được sử dụng trong quá trình lập quy hoạch;
- Phương pháp xây dựng phương án phát triển;
- Phương pháp chuyên gia;
- Các phương pháp khác phù hợp với quy trình kỹ thuật lập quy hoạch tỉnh.
Hy vọng những thông tin trên sẽ đem đến cho độc giả những kiến thức cần thiết về mục tiêu, tầm nhìn của quy hoạch nói chung và Quy hoạch Quảng Trị nói riêng.