Siêu đô thị 4 tỷ USD của BRG tìm 'chồng Nhật' và chuyện buồn dự án Splendora

Bắt tay với đối tác ngoại, là “công thức” được nhiều chủ đầu tư bất động sản “nội địa” áp dụng khi triển khai các dự án lớn, có tổng vốn đầu tư lên đến hàng tỷ đô la. Thế nhưng trên thực tế, có những cái bắt tay khiến dự án rơi vào bế tắc, tai tiếng.
sieu do thi 4 ty usd cua brg tim chong nhat va chuyen buon du an splendora

Siêu đô thị 2,5 tỷ đô la Splendora bị mắc kẹt giữa cuộc "hôn nhân" không hạnh phúc của Vinaconex và Posco. Ảnh minh họa.

“Ác mộng” Splendora

Năm 2006, sự kiện Vinaconex bắt tay Posco E&C để triển khai siêu đô thị Splendora, với tổng vốn đầu tư lên đến 2,5 tỷ đô la khiến thị trường bất động sản Hà Nội rúng động.

Theo kế hoạch, dự án Splendora được triển khai vào năm 2006 và hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2018, là khu đô thị hiện đại và đồng bộ bậc nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Việc Splendora được triển khai bởi một “ông lớn” trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản Việt Nam và một bên là tập đoàn xây dựng hàng đầu Hàn Quốc, khiến thị trường ai ai cũng tin tưởng dự án này sẽ được triển khai và hoàn thiện theo đúng kế hoạch.

Được đối tác lớn của Hàn Quốc cùng triển khai, dự án Splendora được giới đầu tư đánh giá đẳng cấp hơn hẳn các dự án lân cận. Từ đó, giá bất động sản dự án Splendora bị bơm thổi, đẩy lên rất cao.

Thế nhưng, khi thị trường bất động sản rơi vào suy thoái, dự án Splendora cũng có số phận như bao dự án của chủ đầu tư trong nước khác: bị đình trệ triển khai và giá bất động sản rớt thảm.

Bi thảm hơn, do Vinaconex và đối tác ngoại hợp tác nhưng không bên nào chi phối, mà cùng nắm số cổ phần ngang nhau. Vì vậy trong quá trình triển khai dự án, nhiều bất đồng nảy sinh đã không được giải quyết.

Ngay cả khi thị trường bất động sản hồi phục, các doanh nghiệp đua nhau tái khởi động dự án, thì Splendora vẫn "bất động", không thể tiếp tục triển khai được giai đoạn 2 của dự án.

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2017 mới đây, Vinaconex đặt mục tiêu tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của dự án Splendora. Thế nhưng, một khi cơ cấu sở hữu cổ phần còn chưa có sự thay đổi đột biến, siêu đô thị Splendora sẽ còn gặp khó kéo dài.

Chuyện BRG “kết duyên” đối tác Nhật

Trong khi Splendora vẫn chưa thoát khỏi “bùng nhùng” vì đối tác ngoại thì mới đây, một siêu dự án đô thị khác là dự án đô thị thông minh tại Đông Anh do Tập đoàn BRG làm chủ đầu tư cũng khiến thị trường bất động sản Hà Nội “rúng động” vì công bố đạt được thỏa thuận hợp tác với đối tác Sumitomo Nhật Bản.

sieu do thi 4 ty usd cua brg tim chong nhat va chuyen buon du an splendora

Đối tác Nhật sẽ giúp Tập đoàn BRG triển khai siêu đô thị 4 tỷ đô la tại Đông Anh?

Theo giới thiệu, dự án đô thị thông minh dọc trục đường Nhật Tân – Nội Bài (huyện Đông Anh) có quy mô lên đến 2.080 héc ta, với tổng vốn đầu tư khoảng 4 tỷ đô la. Khi hoàn thiện, đây sẽ là khu đô thị hiện đại bậc nhất Đông Nam Á. Vì vậy, việc triển khai siêu dự án này dường như là việc làm quá sức với một doanh nghiệp trong nước.

Không thể phủ nhận tiềm lực tài chính của BRG, tập đoàn đa ngành, nhưng sở hữu danh sách dự án bất động sản rất lớn và cả hệ thống khách sạn, sân golf khắp trong Nam, ngoài Bắc. Ngoài ra, dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản cũng được đánh giá là thực tế và có hiệu quả, nếu so sánh với vốn đầu tư từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác đang đầu tư vào Việt Nam.

Thế nhưng câu chuyện đại gia Vinaconex “bắt tay” đối tác lớn, là tập đoàn xây dựng hàng đầu của Hàn Quốc, nhưng rồi dự án Splendora vẫn bị mắc kẹt, khiến nhiều người còn phải đặt dấu hỏi về việc triển khai dự án 4 tỷ đô la của Tập đoàn BRG ra sao và cơ cấu hợp tác với đối tác Nhật tại dự án này thế nào?...

Trên thực tế, không chỉ Splendora bị mắc kẹt vì cuộc “hôn nhân” không hạnh phúc giữa đại gia bất động sản Vinaconex và đối tác ngoại Posco.

Bởi trong quá khứ, ở ngay thị trường Hà Nội, hàng loạt cuộc “kết duyên” giữa doanh nghiệp bất động sản trong nước và đối tác ngoại, nhưng hôn nhân không hạnh phúc, cũng khiến dự án rơi vào đình trệ, tai tiếng.

Dẫn chứng cụ thể như: Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Vinaconex - Hoàng Thành cũng từng hợp tác với Tập đoàn Perdana Park City (doanh nghiệp bất động sản hàng đầu của Malaysia) để phát triển dự án ParkCity Hà Nội, quận Hà Đông. Tuy nhiên, sự bất đồng trong chiến lực kinh doanh khiến dự án này ngưng trệ nhiều năm trước khi bị đối tác Malaysia thâu tóm.

Hoặc như Handico 12 hợp tác liên doanh Công ty Berjaya (Malaysia) đầu tư siêu dự án Hà Nội Garden City (quận Long Biên). Tuy nhiên, cuộc hôn nhân này cũng có nhiều uẩn khúc, khiến dự án Hà Nội Garden City triển khai theo tiến độ “chầy bửa” trong suốt nhiều năm qua!

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.