Luận án tiến sĩ "Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005 - 2015 ở Việt Nam" đã và đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ phía dư luận. |
Đừng thấy rằng bìa sách nó nhỏ!
Những ngày gần đây, thông tin về đề tài luận án tiến sĩ "Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005 - 2015 ở Việt Nam" đã và đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ phía dư luận cho rằng có xứng "tầm" hay có ứng dụng thực tế không.
Trao đổi với chúng tôi ngày 3/10, ông Bùi Quang Tiến (TP HCM) - Nghiên cứu sinh thực hiện đề tài này khẳng định "tôi thực hiện đúng quy trình".
"Các giải trình từ trước đến nay về luận án đều có lưu lại. Tôi học ngành này nhiều năm mới tiệm cận được thì không thể giải thích bằng một hai câu nói để người ta hiểu được.
Chuyện dư luận xã hội thì phải chấp nhận thôi. Người ta chưa đọc luận án thì không biết giải thích thế nào", ông Tiến nói.
Theo ông Tiến, trên thế giới, nghệ thuật chữ là nhánh riêng độc lập, là đối tượng của lý luận và lịch sử nghệ thuật. Nó bảo hàm cả nghệ thuật thư pháp, tiếng Latinh, tượng hình.
"Đừng thấy rằng bìa sách nó nhỏ! Bìa sách cũng được công nhận như một tác phẩm độc lập ngang bằng tranh vẽ, tượng hoặc ảnh. Họa sĩ thiết kế bìa sách cũng được trao giải.
Mọi người nghĩ cái bìa sách nó nhỏ nhưng thực ra đây là cả một vấn đề đào tạo chuyên sâu. Không nghiên cứu thì có thể hiểu nhầm là nó "bé xíu", kiểu đánh chữ lên chứ không có gì", ông Bùi Quang Tiến nói.
Về ứng dụng của đề tài trong thực tế, nghiên cứu sinh Tiến cho rằng luận án có thể làm giáo trình, giáo án được. Lý do là trong các đơn vị đào tạo về đồ họa thiết kế, mỹ thuật công nghiệp đều có môn nghệ thuật chữ, được dạy như một học phần.
"Tôi tìm hiểu đề tài này vì chưa ai tìm hiểu nó, người "ngoại đạo" không tiếp cận được, thấy nó bé thì đành chấp nhận.
Các bình luận trên mạng xã hội Facebook bao giờ cũng có hai mặt. Mọi người không hiểu và tôi cũng không trách gì cả.
Tôi đang rất mệt mỏi với chuyện này. Nhưng nói chung họ là người ngoài, không thể giải thích được", ông Tiến nói.
Luận án tiến sĩ 'nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách': Nghệ thuật không thể đánh giá theo kiến thức phổ thông Luận án tiến sĩ "Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005 - 2015 ở Việt Nam" hiện đang nhận được nhiều ... |
Người phản biện luận án nói gì?
Trao đổi về đề tài trên, GS. TS Trương Quốc Bình (Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, người phản biện luận án) cho biết, nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách không phải chỉ là ứng dụng phần mềm. "Trước đây có nghiên cứu sinh làm về thiết kế bao bì, hiện có một người làm về phần hình của tài liệu quảng cáo và bìa sách cũng đang làm như thế. Nên đặt nó trong khuôn khổ làm về mỹ thuật đồ họa, nghệ thuật".
PGS. TS Lê Văn Tạo (Trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du Lịch Thanh Hóa, người phản biện luận án) cho rằng "luận án này cao thì không cao, suất sắc thì không xuất sắc, đủ điều kiện tốt nghiệp theo tình hình thực trạng của nghiên cứu sinh lĩnh vực này".
"Đề tài này làm tốt thì vẫn có tính ứng dụng. Tuy nhiên, khi phản biện tôi đã nói về điểm yếu của luận án khi quá chú trọng về công nghệ cũng như giai đoạn 2005-2015.
Nghiên cứu sinh chú trọng vào giai đoạn trên thì giai đoạn trước đó của cha ông thế nào? Ngoài ra, công nghệ chỉ là công cụ trong khi yếu tố con người và văn hóa mới là gốc", PGS.TS Tạo cho biết.
Ngoài ra, PGS. Lê Anh Vân, người hướng dẫn luận án của ông Bùi Quang Tiến khi trao đổi với chúng tôi có cho biết đây là một đề tài tốt.
Ý nghĩa của ông ‘Tiến sĩ giấy’ trong Tết Trung thu là gì? Đêm trung thu không thể thiếu những đồ chơi như đèn ông sao, mặt nạ,… đặc biệt ông Tiến sĩ giấy và hai ông đánh ... |