Tận thấy lớp bùn sông Tô Lịch thay đổi sau thí điểm công nghệ Nhật Bản

Sau gần 20 ngày thí điểm công nghệ Nhật Bản, lớp bùn sông Tô Lịch đã có sự thay đổi rõ rệt.
1

Ngày 17/6 vừa qua, đơn vị thí điểm đã tiến hành quây tôn một đoạn sông Tô Lịch để thí điểm xử lí bùn thành CO2 và nước.

2

Khu vực này được lắp đặt vách quây tôn bãi nổi (khu vực bùn cao hơn mực nước) và hệ thống phun mưa nano, nước thải từ bên ngoài vào bên trong khu nổi, tạo dòng chảy lưu thông bên trong khu vực quây tôn.

Theo ghi nhận của chúng tôi, sau gần 20 ngày thí điểm, nước chảy từ khu vực này khá trong.

4

Lớp bùn trong khu thí điểm xử lí cũng có sự thay đổi rõ rệt.

4-4

Bằng mắt thường cũng có thể nhìn thấy lớp bùn đang dần bớt màu đen.

5

6

Ngày 4/7, chuyên gia Nhật Bản đã dùng thiết bị chuyên dụng đo độ dày bùn của khu vực thí điểm và kết quả cho thấy độ dày bùn thay đổi rõ rệt.

Hình 11

Độ dày bùn ở khu vực thí điểm xử lí giảm mạnh.

7

Hiện tại, khu vực quây tôn ở sông Tô Lịch vẫn đang tiếp tục được phun mưa nano.

8

Đáng chú ý, theo chuyên gia Nhật Bản, kết quả đo cho thấy hàm lượng oxy hòa tan (DO) bên trong khu vực xử lý tăng mạnh đạt 6.67 mg/l - là môi trường rất tốt cho cá, thủy sinh phát triển.

9

Việc thí điểm công nghệ Nhật Bản xử lí ô nhiễm sông Tô Lịch đã được gần 2 tháng.

10

Các máy công nghệ Nano-Bioreactor ở khu vực thí điểm vẫn đang hoạt động. Được biết, sau 2 tháng, kết quả thí điểm xử lí ô nhiễm sông Tô Lịch sẽ được công bố.

Ghi nhận ngày 9/7, lớp bùn (bìa trái) ở khu vực thí điểm công nghệ Nhật Bản không còn màu đen như trước.

Clip cá bơi ở khu vực xử lí ô nhiễm sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản.