Cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường lúa gạo hiện nay
Lúa gạo được nhắc đến như là một ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, xã hội của đất nước. Trải qua nhiều thập kỷ, chúng ta đã không ngừng nỗ lực tăng sản lượng lúa gạo nhằm đáp ứng được cả thị trường trong và ngoài nước. Khảo sát từ những năm 90, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.
Thị trường lúa gạo ở Việt Nam có phát triển không?
Việt Nam là đất nước có những lợi thế cao trong sản xuất lúa gạo. Do đó, thị trường lúa gạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế và xã hội ở nước nhà.Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc Tế (IRRI), diện tích lúa chiếm 82% diện tích đất canh tác ở Việt Nam. Có khoảng 52% sản lượng lúa Việt Nam được sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long và 18% ở đồng bằng sông Hồng.
Những thách thức cho thị trường lúa gạo Việt Nam?
- Các hộ sản xuất với quy mô nhỏ gặp khó khăn trong việc bắt kịp nhu cầu ngày càng tăng của thị trường lúa gạo chất lượng cao. Phần nhiều là do những hộ này thường thiếu những kỹ năng canh tác phù hợp để cho ra sản phẩm lúa có chất lượng cao.
Vị thế các hộ sản xuất quy mô nhỏ bị suy yếu do chưa có sự tổ chức trong việc vận hành những trang trại có quy mô nhỏ. Dẫn đến khả năng tiếp cận thị trường của họ giảm sút đáng kể. - Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như hạn hán, ngập lụt,.. đối với người làm nông cũng là vấn đề đáng báo động. Khiến cho nhiều hộ nông dân nhỏ và hộ nghèo mất cơ hội phát triển.
- Nhiều phương pháp sản xuất còn gây tác động xấu đến môi trường và con người, gián tiếp gây ra biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
- Các công ty gạo chủ yếu thu mua gạo qua các thương lái nên việc truy xuất nguồn gốc lúa gạo là rất khó. Làm suy yếu chất lượng của sản phẩm gạo.
- Với chất lượng gạo ở mức thấp nên việc Việt Nam xuất khẩu sang những nước có thu nhập thấp. Tuy nhiên điều này làm cho danh tiếng của Việt Nam gắn liền với phân khúc thị trường cấp thấp làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá bán lúa gạo của nông dân.
Cơ hội bền vững cho những người có thu nhập thấp trên thị trường lúa gạo tại Việt Nam
- Bên cạnh đó, thị trường lúa gạo Việt Nam trong nhiều năm gần đây cũng có những cơ hội mới nhằm cải thiện tính bền vững cho những người có thu nhập thấp, cụ thể như:
- Thu nhập của người dân tăng lên làm cho nhu cầu sử dụng thực phẩm cũng như những yêu cầu về thực phẩm chất lượng cao của người tiêu dùng cao hơn. Điều này tạo ra không ít cơ hội cho các hộ nông dân nhỏ được gia nhập vào thị trường tiềm năng này, đồng thời làm tăng thu nhập cho họ.
- Những chính sách mới được Chính phủ Việt Nam thông qua nhằm tái cơ cấu ngành lúa gạo. Đặt trọng tâm vào chất lượng thay vì số lượng đồng thời kiểm soát chặt chẽ về vấn đề an toàn thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho lúa gạo được phát triển một cách bền vững.
- Các buổi thảo luận được tổ chức cùng sự góp mặt của các chuyên gia, giúp cho các hộ nông thu nhập thấp có cơ hội được tiếp nhận những kiến thức bổ ích, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm lúa gạo và phát triển nó một cách bền vững hơn.
Các chiến lược cần phát triển cho thị trường lúa gạo Việt Nam
- Tuyên truyền, củng cố những kiến thức về sự tổ chức cho người nông dân nhằm nâng cao năng lực cho họ. Giúp người nông dân có thể tự làm việc với các công ty gạo và các thị trường bán lẻ khác như chợ hay siêu thị.
- Nâng cao vai trò của thanh niên trong quá trình đóng góp cho chuỗi giá trị lúa gạo.
- Thử nghiệm hệ thống GPS như là một cơ chế đảm bảo chất lượng đối với lúa gạo được sản xuất theo tiêu chuẩn SRP.
- Tạo điều kiện cho sự phát triển mối quan hệ của nông dân với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lúa gạo. Tìm hiểu những cách tiếp cận khác nhau giữa các doanh nghiệp này với các hộ nông dân vừa và nhỏ.
- Mở rộng mô hình kinh doanh thực tiễn giúp những người có thu nhập thấp và phát triển lúa gạo bền vững hơn. Đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm đã được đúc kết từ trước để người nông dân có cơ hội phát triển sản phẩm lúa gạo.
- Đồng hành cùng những hợp tác xã, các doanh nghiệp và cơ quan chức năng tạo điều kiện cho người nông dân hướng tới mô hình kinh doanh bền vững và phát triển lúa gạo tại Việt Nam.