Thủ tướng: Cần chính sách mới để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Đó là vấn đề được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra tại buổi họp của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia để mở rộng thị trường quốc tế, thúc đẩy thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng nội địa.
Cần chính sách gì mới để thúc đẩy xuất nhập khẩu? - Ảnh 1.

Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã họp dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng. (Ảnh: VGP).

Sáng nay, 9/7, Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã họp dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng cho rằng, nhiều tổ chức quốc tế dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng âm trong năm nay. Trong bối cảnh đó, hầu hết các nước đều nới lỏng chính sách tài chính, tiền tệ với mức độ chưa từng có. Theo thống kê mới nhất, nếu tháng 4, tổng các gói kích thích tài khóa mới là 8.000 tỉ USD thì đến nay đã tăng lên 11.000 tỉ USD, chưa có dấu hiệu dừng lại.

Tuy là một trong những nước kiểm soát dịch bệnh sớm nhất, các cân đối lớn của nền kinh tế đều giữ vững, nhưng Việt Nam cũng cần nhận diện rõ rủi ro, đưa ra các biện pháp điều hành đồng bộ, hiệu quả hơn để giữ ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát dưới 4%.

Tại buổi họp, Thủ tướng nhấn mạnh, tuy điều kiện thị trường quốc tế thu hẹp, cầu nội địa giảm, nhưng dư địa chính sách tài khóa, tiền tệ của chúng ta còn khá lớn để kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng.  

“Cần có chính sách gì mới để thúc đẩy lĩnh vực xuất nhập khẩu?" là câu hỏi mà Thủ tướng đặt ra cho các thành viên Hội đồng kiến nghị yêu cầu có những biện pháp cụ thể để mở rộng thị trường quốc tế, thúc đẩy thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng nội địa.

Thủ tướng nhấn mạnh nếu bỏ lỡ cơ hội thu hút nguồn vốn xã hội, nguồn vốn FDI khu vực và toàn cầu trong lúc dịch chuyển các dòng vốn thì là một khuyết điểm, sai lầm lớn.

Đồng thời, Thủ tướng cũng đề nghị các thành viên Hội đồng kiến nghị cần có các giải pháp, chính sách cụ thể, mức độ, liều lượng, thời điểm nào phù hợp, làm thế nào để vực dậy các ngành, các lĩnh vực kinh tế trọng yếu.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.