Chính phủ dự kiến vay nợ thêm gần 500.000 tỉ đồng để cân đối chi tiêu

Để cân đối ngân sách trung ương năm sau, Chính phủ dự kiến cần vay thêm 459.400 tỉ đồng, gồm vay bù đắp bội chi ngân sách 217.800 tỉ, vay để trả nợ gốc của ngân sách 217.800 tỉ và vay để nhận nợ bảo hiểm xã hội 9.100 tỉ đồng.
dnt34373ibfm-15716491922702033076092

Chính phủ dự kiến để cân đối ngân sách trung ương năm sau, cần vay thêm 459,4 tỉ đồng. (Ảnh: Thanh Niên).

Báo cáo Quốc hội về tình hình nợ công dự kiến năm 2020, Chính phủ cho biết nhiệm vụ huy động vốn vay để cân đối ngân sách trung ương năm sau là 459.400 tỉ đồng, gồm vay bù đắp bội chi ngân sách 217.800 tỉ, vay để trả nợ gốc của ngân sách 217,800 tỉ và vay để nhận nợ bảo hiểm xã hội 9.100 tỉ đồng.

Để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ huy động vốn vay của Chính phủ, trên cơ sở đánh giá tình hình thị trường vốn trong nước và căn cứ các hiệp định, thỏa thuận vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ đã kí kết, dự kiến cơ cấu nguồn huy động năm 2020 đến từ việc phát hành 300.000 tỉ trái phiếu Chính phủ.

Phần còn lại đến từ giải ngân nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài khoảng 107.400 tỉ đồng, huy động từ nguồn ngân quỹ nhà nước và các nguồn nhàn rỗi khác khoảng 95.400 tỉ đồng.

Về nghĩa vụ trả nợ, dự kiến nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ trong năm 2020 khoảng 379.100 tỉ đồng, gồm nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ là 348.000 tỉ, trong đó trả nợ trong nước là 287.000 tỉ và nước ngoài là 61.000 tỉ đồng.

Nghĩa vụ trả nợ vay về cho vay lại là 30.100 tỉ, trả gốc 19,1 tỉ đồng, trả lãi 11 tỉ đồng.

Với kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ nêu trên, dự kiến dư nợ Chính phủ đến cuối năm 2020 ở mức khoảng 48,5% GDP.

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công "rất chậm"

Báo cáo đánh giá về công tác quản lí nợ công, Chính phủ cho biết tuy các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ so với GDP tiếp tục giảm so với các năm trước tuy nhiên xu hướng này một phần phản ánh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là nguồn nước ngoài đang rất chậm.

Việc này một mặt hạn chế đóng góp cho tăng trưởng từ nguồn vốn vay, mặt khác ngân sách vẫn phải chịu chi phí cam kết đối với các khoản vay đã kí kết và chưa giải ngân.

Bên cạnh đó, tuy quy mô danh mục nợ Chính phủ đến cuối năm 2019 được kiểm soát tốt ở mức 49,2% GDP, so với mức 52,7% vào năm 2016 và 50% vào năm 2018, cùng với ảnh hưởng của việc Việt Nam tốt nghiệp IDA kể từ năm 2017, các chỉ tiêu chi phí - rủi ro danh mục nợ Chính phủ có xu hướng kém thuận lợi hơn trước đây.

Chính phủ cho rằng rủi ro tái cấp vốn tập trung vào các khoản nợ trong nước của Chính phủ do nghĩa vụ trả nợ đến hạn tập trung cao vào một số năm (10,3% danh mục nợ trong nước của Chính phủ sẽ đến hạn năm 2020), tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thanh khoản cho ngân sách nhà nước.

Riêng đối với danh mục trái phiếu chính phủ trong nước, nghĩa vụ trả nợ trái phiếu chính phủ tập trung vào một số thời điểm trong năm và giữa các năm 2020-2021. Ngoài ra còn các khoản trái phiếu chính phủ phát hành trong nước bằng ngoại tệ với trị giá 1,7 tỉ USD sẽ đáo hạn trong năm 2020 và 2021, phải bố trí ngoại tệ để thanh toán.

ngoai_hoi_VCWF

Chính phủ nhận định rủi ro lãi suất danh mục nợ nước ngoài có xu hướng gia tăng do tỉ trọng khoản vay có lãi suất thả nổi tăng. (Ảnh: ĐTCK).

Dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước năm 2020 khoảng 23%, tiến gần ngưỡng 25% được Quốc hội cho phép trong giai đoạn 2016-2020.

Chính phủ cho rằng việc sử dụng quy mô GDP đánh giá lại để xác định các trần và ngưỡng an toàn nợ công trong giai đoạn 2021-2025 cho phù hợp, cần được xem xét thận trọng để đảm bảo tính bền vững của danh mục nợ, thông qua chỉ tiêu trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước.

Lãi vay nợ nước ngoài ngày càng tăng

Chính phủ nhận định rủi ro lãi suất danh mục nợ nước ngoài có xu hướng gia tăng do tỉ trọng khoản vay có lãi suất thả nổi tăng (từ mức 8,8% dư nợ nước ngoài của Chính phủ năm 2015 lên mức 11,4% năm 2019).

Dự báo điều kiện thị trường vốn quốc tế sẽ thắt chặt hơn trong thời gian tới, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ khả năng cũng sẽ tăng lên tương ứng.

Tuy nhiên, nhìn chung mặt bằng lãi suất bình quân nợ nước ngoài của Chính phủ vẫn duy trì ở mức thấp (2%/năm tính đến 31/12/2019) do trên 96% khoản vay nước ngoài có điều kiện vay ODA, vay ưu đãi.

Yếu tố này góp phần quan trọng giúp duy trì chỉ tiêu trả nợ trên thu ngân sách nhà nước trong ngưỡng an toàn. 

Cụ thể, lãi suất bình quân nợ nước ngoài cuối năm 2019 ở mức 19,5-20,5% so với ngưỡng được Quốc hội cho phép là 25%, so với mức 15,9% cuối năm 2018, và được Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng như các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá tích cực khi phân tích tính bền vững danh mục nợ của Việt Nam.

Đối với danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ, các nhà tài trợ đã từng bước điều chỉnh chính sách hợp tác phát triển với Việt Nam theo hướng chuyển dần từ việc cung cấp ODA sang các khoản vay với điều kiện kém ưu đãi hơn, chi phí huy động vốn của một số khoản vay tăng gấp đôi so với giai đoạn trước đây làm gia tăng nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ.

"Trong 5 năm tới, các khoản vay ODA sẽ giảm dần, tiến đến kết thúc, dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn vay dài hạn, ưu đãi cho đầu tư. Thay vào đó, Chính phủ cần huy động các khoản vay mới với điều kiện kém ưu đãi hơn nhiều, sát với thị trường để bù đắp thiếu hụt cho cân đối ngân sách nhà nước và đầu tư công trung hạn", Chính phủ đánh giá.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.