Vay tiền ồ ạt để sản xuất ô tô và xây bệnh viện, tỉ phú từng giàu nhất châu Á đối mặt hiểm họa lớn nhất sự nghiệp

Từng giàu nhất châu Á nhờ chiến lược vay tiền cuồng nhiệt, "tỉ phú chúa chổm" Hứa Gia Ẩn phải trông chờ sự hỗ trợ của chính phủ để thoát cơn bĩ cực do chính ông tạo ra.

Evergrande (Hằng Đại), tập đoàn bất động sản của tỉ phú Hứa Gia Ẩn, đang đối mặt với khủng hoảng niềm tin từ các chủ nợ, những người đã cho tập đoàn vay tới 123 tỉ USD.

Sự hoài nghi âm thầm của giới đầu tư và chủ nợ đối với Evergrande lên tới đỉnh điểm hôm 24/9, khi một số báo đưa tin tập đoàn cảnh báo giới chức địa phương về những nguy cơ mang tính hệ thống do tình trạng thiếu tiền mặt của Evergrande.

Ngay lập tức, giới đầu tư bán tháo trái phiếu của Evergrande, khiến giá trị của nó (đáo hạn vào năm 2023) giảm tới 28% hôm 25/9.

Trong một tuyên bố, Evergrande khẳng định tin đồn và những tài liệu đang lan truyền trên mạng chỉ nêu ra những thông tin giả để bôi nhọ tập đoàn, nhưng không giải thích trực tiếp về việc họ đã cảnh báo giới chức về tình trạng thiếu tiền hay không.

Vay tiền ồ ạt để sản xuất ô tô và xây bệnh viện, tỉ phú chúa chổm đối mặt hiểm họa lớn nhất sự nghiệp - Ảnh 1.

Ông Hứa Gia Ẩn, người từng giàu nhất châu Á, đang đối mặt với khó khăn lớn do chiến lược vay nợ và sử dụng đòn bẩy tài chính lớn. (Ảnh: Caixin)

Doanh số bán bất động sản của Evergrande trong 8 tháng đầu năm là 400 tỉ nhân dân tệ và mọi hoạt động của họ vẫn đang diễn ra thuận lợi, theo Bloomberg. Ủy ban Chứng khoán Hong Kong đã đồng ý để Evergrande tách một công ty quản lí bất động sản, theo một nguồn tin. Sau khi công ty quản lí bất động sản tách ra, nó có thể huy động thêm vốn cho Evergrande.

Nỗi lo về sự sụp đổ của Evergrande bắt nguồn từ một thỏa thuận của tập đoàn với một số quĩ đầu tư chiến lược lớn nhất của họ. Thỏa thuận qui định các quĩ đầu tư chiến lược có quyền rút tiền nếu tập đoàn không thể niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến trước ngày 31/1 năm tới. 

Khoản vốn của các nhà đầu tư chiến lược lên tới 130 tỉ nhân dân tệ (19 tỉ USD), tương đương khoảng 92% tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt của Evergrande. Ít nhất một quĩ đầu tư chiến lược không muốn gia hạn rút vốn.

Một dấu hiệu đáng lo ngại khác là ít nhất 5 ngân hàng và 2 quĩ tín thác đã họp khẩn cấp vào tối 24/9 để thảo luận về khả năng sinh tồn của Evergrande, theo một số nguồn tin liên quan tới cuộc họp. 

"Ngân hàng Dân sinh Trung Quốc, một trong 5 ngân hàng đó, cho Evergrande vay 29 tỉ nhân dân tệ. Đây là ngân hàng mà Evergrande vay nhiều nhất", một nguồn tin khẳng định.

Giới quan sát luôn coi Evergrande là hình mẫu tiêu biểu cho những doanh nghiệp vay nợ và tận dụng đòn bẩy ở Trung Quốc -  nơi nợ doanh nghiệp từng tăng đến mức gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2019 và con số ấy có thể tăng thêm trong năm nay do ảnh hưởng của Covid-19.

Tỉ lệ đòn bẩy tài chính của Evergrande cao gấp đôi trung bình ngành. Việc tập đoàn liên tục phát hành trái phiếu đã cản trở nỗ lực giảm đòn bẩy.

Vài năm qua, Evergrande đã vay tiền từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng đen và phát hành trái phiếu để mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang các mảng xe điện, bệnh viên và công viên giải trí. Đó là những lĩnh vực mà chính phủ Trung Quốc ưu tiên.

Không ai biết lí do cơ quan quản lí chưa đồng ý kế hoạch niêm yết cổ phiếu của Evergrande, song một số nhà phân tích dự đoán có thể giới chức Trung Quốc đang muốn giảm giá nhà vốn đang ở mức cao ngất, và kiềm chế hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản. 

Từ năm 2016, chính phủ đã áp dụng hàng loạt chính sách để ngăn chặn làn sóng đầu cơ nhà, khống chế đà tăng của giá đất và thắt nguồn vốn dành cho các doanh nghiệp bất động sản.

Liệu chính phủ sẽ hỗ trợ Evergrande hay không cũng là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Mặc dù các nhà hoạch định chính sách từng hỗ trợ những doanh nghiệp có tầm quan trọng chiến lược để duy trì ổn định tài chính, trong vài năm qua chính phủ Trung Quốc lại ưu tiên nỗ lực thiết lập kỉ cương trên thị trường và giảm các hành vi kinh doanh liều lĩnh.

Để ngừa rủi ro trong hệ thống tài chính có qui mô 45.000 tỉ USD của đất nước, chính phủ Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát hàng loạt tập đoàn nợ nần như HNA, Anbang, Tomorow. Giới chức cũng ban hành nhiều qui định mới đối với các doanh nghiệp chuyên nắm cổ phần như Evergrande để giảm rủi ro mang tính hệ thống.

chọn
Hòa Bình: Sẽ xây 700 căn biệt thự ven hồ Khả, tổng vốn hơn 2.600 tỷ đồng
Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp Hồ Khả dự kiến sẽ thi công trong giai đoạn tháng 7/2025 - hết quý II/2028, với hạng mục chính gồm 90 căn biệt thự đơn lập và 614 căn biệt thự song lập.