'Xâu xé' đất lâm nghiệp để làm chỗ kinh doanh, trạm dừng chân

Thời gian qua, trên quốc lộ 1D, đoạn qua phường Ghềnh Ráng, Quy Nhơn, Bình Định xuất hiện tình trạng các hộ dân tự ý phá dỡ hành lang an toàn đường bộ để xây các điểm buôn bán, kinh doanh, điểm dừng chân trái phép.
Xâu xé đất lâm nghiệp để làm chỗ kinh doanh, trạm dừng chân - Ảnh 1.

Hành lang đường bộ bị người dân phá dỡ trái phép. (Ảnh: THÁI THỊNH)

Theo ghi nhận, dọc tuyến quốc lộ 1D, tại địa điểm "Quy Nhơn Country CLB", phần hành lang an toàn đường bộ bị phá. Bên trong khu vực này được xây dựng thành một địa điểm không gian "phong cách Đà Lạt", có khu vực bàn ghế, bán nước, chỗ chụp hình…

Đặc biệt, khoảng không bên chân ngọn núi cheo leo được chủ nhân lắp đạt một hành lang, cố định chỉ bằng các trụ inox để chụp hình, rất nguy hiểm.

Không chỉ riêng địa điểm này, dọc quốc lộ 1D cũng xuất hiện nhiều đoạn bị phá dỡ từng mảng lớn để lấy đường đi vào xây dựng, kinh doanh.

Ông Nguyễn Minh Phương, người quản "Quy Nhơn Country CLB" cho biết phần đất xây dựng ông mua lại của một hộ dân vào tháng 4-2018 với diện tích 1.800 m2 bằng giấy viết tay.

"Thời điểm tôi mua khu đất này thì hành lang đường bộ đã bị phá từ trước" - ông Phương nói.

Ông Phương cũng thừa nhận dãy hành lang ông lắp đặt bằng inox là một tiểu cảnh, chưa được cấp phép xây dựng.

"Tôi lắp đặt và xây dựng khu này không nhằm mục đích kinh doanh mà chỉ là trạm dừng chân, đón tiếp bạn bè. Nhưng sắp tới để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, tôi sẽ tháo dỡ để đảm bảo an toàn" - ông Phương nói.

Xâu xé đất lâm nghiệp để làm chỗ kinh doanh, trạm dừng chân - Ảnh 2.

Tiểu cảnh tại khu vực phường Ghềnh Ráng xây dựng trái quy định. (Ảnh: THÁI THỊNH)

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Võ Chí Thiện, chủ tịch UBND phường Ghềnh Ráng cho biết đối với khu vực dọc quốc lộ 1D qua địa bàn phường, thời điểm giải tỏa đường đi Quy Nhơn - Sông Cầu năm 2010-2011, đây là phần đất của các hộ dân khai hoang sau đó nhiều lần mua bán giấy tờ tay.

Sau khi nhà nước làm xong đường Quy Nhơn - Sông Cầu và đến thời điểm hiện tại, đất khu vực là đất lâm nghiệp không được phép xây dựng. Tuy nhiên, một số hộ gia đình có xây dựng các công trình trên đó.

"Đến năm 2017, UBND TP Quy Nhơn có quyết định cưỡng chế toàn bộ khu vực này để trả lại hành lang an toàn đường bộ.

Để đảm bảo việc người dân không lấn chiếm xây dựng lại, thành phố cũng cho xây các hành lang an toàn bít hết lại. Nhưng sau khi làm xong thì một số hộ dân tự ý phá bỏ các hành lang để lấn chiếm trái phép" - ông Thiện nói.

Dù UBND phường Ghềnh Ráng đã lập biên bản, tổ chức cưỡng chế, phá dỡ nhưng các hộ dân tiếp tục có các hành vi tái lấn chiếm, cơi nới sử dụng đất không đúng mục đích.

"Hiện phường đã lập danh sách đối với những hộ này và sẽ xử theo quy định hành vi lấn chiếm này trong tuần tới" - ông Thiện nói.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.