7 điều thú vị về Tết của người dân châu Á

Một số nước châu Á đón Tết Âm lịch cùng thời điểm nhưng có nhiều nghi lễ giống và khác nhau tùy theo quan niệm của người dân mỗi quốc gia.
7 dieu thu vi ve tet cua nguoi dan chau a Tục lì xì đầu năm mới ở Trung Quốc
7 dieu thu vi ve tet cua nguoi dan chau a Người Trung Quốc trang trí nhà cửa dịp Tết như thế nào

Tết truyền thống giống và khác thời điểm

7 dieu thu vi ve tet cua nguoi dan chau a
Nhiều vật trang trí nhà cửa được bày bán ở khu Chinatown, quận Binondo, thủ đô Manila của Philippines, vài tuần trước Tết âm lịch. Ảnh: Reuters

Một số quốc gia châu Á gồm Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines... đón Tết Nguyên đán hay còn gọi Tết Âm lịch hàng năm. Năm mới của người Tây Tạng và Mông Cổ đôi khi diễn ra cùng thời điểm với Tết Trung Quốc (Chinese New Year), đôi khi lại được tổ chức một tháng sau đó.

Năm nay, Tết truyền thống của người Mông Cổ và Tây Tạng sẽ diễn ra vào ngày 27/2. Năm mới của người Nepal, Myanmar, Campuchia, Lào, Sri Lankan, Thái Lan, Tamil, and Telegu sẽ diễn ra vào tháng 4, theo NBC.

Múa rồng và lân

7 dieu thu vi ve tet cua nguoi dan chau a
Một màn múa rồng mừng năm mới ở Bắc Kinh, Trung Quốc năm 2012. Ảnh: EPA

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa những vũ công múa rồng với múa lân vì người Trung Quốc và Việt Nam coi đây là con vật huyền bí và nhiều màu sắc giống rồng.

Cách dễ dàng để phân biệt hai điệu múa là con rồng trong bài múa thường dài, gân guốc và đuổi theo một viên ngọc. Múa rồng cần có nhiều người tập công phu để thể hiện các động tác đồng bộ khi rồng uốn khúc hay lúc phóng về phía trước, đảo lại phía sau. Múa rồng cần ít nhất 6 người và nhiều là khoảng 20-30 người cùng điều khiển con rồng phô diễn thần oai.

Trong khi đó, với bài múa lân, hai người núp kín thân mình trong bụng con vật có 4 chân và một đuôi đồng thời thực hiện nhiều động tác múa và nhào lộn.

12 con giáp

Can Chi, đôi khi gọi dài dòng là Thiên Can Địa Chi hay Thập Can Thập Nhị Chi, là hệ thống đánh số thành chu kỳ được dùng tại các nước có nền văn hóa Á Đông nhưTrung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và một số quốc gia khác. Nó được áp dụng với tổ hợp chu kỳ 60 trong âm lịch nói chung để xác định tên gọi của thời gian (ngày, giờ, năm, tháng) cũng như trong chiêm tinh học. Người ta cho rằng nó có xuất xứ từ thời nhà Thương ở Trung Quốc.

Trong đời sống, hệ Can Chi được gọi đơn giản là 12 con giáp, với các loài vật như Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Hổ), Mão (Mèo/Thỏ), Thìn (Rồng), Tỵ (Rắn), Ngọ (Ngựa), Mùi (Dê/Cừu), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó), Hợi (Lợn).

Cung hoàng đạo của người Myanmar chỉ có 8 con vật.

Lì xì

7 dieu thu vi ve tet cua nguoi dan chau a
Lì xì được bày bán ở một quầy hàng tại Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc ở phía bắc Trung Quốc ngày 19/1. Ảnh: AFP

Lì xì là một tên gọi của tục lệ mừng tuổi trẻ em trong dịp Tết Nguyên đán ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam. Đó là lệ đặt tiền vào chiếc phong bì nhỏ màu đỏ để mừng tuổi trẻ em.

Trong văn hóa người Hàn Quốc, tiền lì xì thường được đặt trong một bao làm bằng lụa đặc biệt hoặc thêu biểu tượng may mắn.

Người Nhật không đón Tết Âm lịch

Người Nhật ăn Tết Nguyên đán cho tới thời kỳ Minh Trị Duy Tân năm 1873. Đó là thời điểm họ chuyển từ việc dùng lịch âm (bắt nguồn từ Trung Quốc) sang lịch dương (theo phương Tây). Kể từ đó, người Nhật Bản gộp mọi ngày lễ truyền thống âm lịch vào Tết dương và được gọi là Oshogatsu.

Tuy nhiên, ở một số nơi như Okinawa, người dân vẫn duy trì phong tục đón Tết theo lịch âm. Điều này được cho là do cộng đồng người Mỹ gốc Nhật tới Mỹ trước năm 1873 hiện vẫn duy trì Tết truyền thống theo âm lịch.

Đa dạng các món ăn truyền thống

7 dieu thu vi ve tet cua nguoi dan chau a
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Ảnh minh họa

Bữa cơm đầu năm là quan trọng nhất đối với người dân các nước đón Tết âm lịch. Người Trung Quốc thường ăn cá (tượng trưng cho sự đầy đủ, sung túc), bánh bao (mang lại no ấm). Món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ người Việt dịp Tết là bánh chưng được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn. Trong khi đó, người Hàn Quốc ăn canh bánh gạo tteokguk, người Nhật ăn canh ozoni...

Rồng châu Á

Theo truyền thuyết, rồng châu Á không “thét” ra lửa. Chúng là loài động vật sống dưới đại dương, hồ, sông và mang may mắn và mưa xuân để tạo điều kiện cho người nông dân trồng lúa.

chọn
Hình ảnh cầu Liêm Chính giai đoạn 2 ở TP Phủ Lý đang xây dựng
Theo kế hoạch đến tháng 7/2025, dự án cầu Liêm Chính giai đoạn II ở TP Phủ Lý, Hà Nam sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.