Ăn cơm trước kẻng có nghĩa là việc quan hệ tình dục trước hôn nhân. Trong thời kỳ phong kiến việc có bầu trước khi xuất giá sẽ phải chịu những hình phạt rất hà khắc như gọt đầu, bôi vôi, thả bè, trôi sông hay phải ly hương biệt tích.
Không cần nhìn lại xa xôi đến vậy, cách đây một vài chục năm, việc ăn cơm trước kẻng vẫn bị coi là chuyện cấm kị. Họ phải giấu diếm vì sợ bị đánh giá là không có giáo dục, sống buông thả, dễ dãi, không biết giữ mình. Không chỉ với bản thân người phụ nữ ấy mà gia đình và người thân cũng phải chịu điều tiếng nặng nề.
Thế nhưng đến nay, ăn cơm trước kẻng đã là chuyện “thường ở huyện” thậm chí nó đã trở thành xu hướng của những cặp đôi trẻ. Trước đây mọi người khá e ngại khi nhắc đến việc quan hệ trước hôn nhân nhưng bây giờ “đã có bầu chưa” trở thành câu hỏi cửa miệng trên bàn cỗ cưới. Việc có thai còn là một cú hích đúng thời điểm để các cặp đôi yêu nhau “dài hạn” tính đến chuyện về chung một nhà.
Hiện nay, tỉ lệ vô sinh khá nhiều chính vì thế một số bà mẹ chồng tương lai còn ra tối hậu thư rằng phải có bầu thì mới cho cưới. Thêm vào đó việc quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng là một cách để tìm hiểu nhau kỹ lưỡng về “chuyện ấy” trước khi quyết định đặt bút ký vào tờ hôn thú. Bởi hạnh phúc gia đình không thể thiếu sự hòa hợp trong đời sống tình dục.
Ăn cơm trước kẻng có đáng bị lên án hay ném đá hay không? (Ảnh: Vietnamnet) |
Mặc dù đã trở thành xu hướng nhưng vẫn còn những người không chấp nhận vì họ cho rằng ăn cơm trước kẻng là đi ngược với những giá trị văn hóa truyền thống. Tôi đọc những dòng chia sẻ của một cô dâu mới: “Chúng tôi quen nhau được gần 10 năm, yêu nhau được hơn 5 năm. Tôi lỡ dính bầu nên cưới sớm hơn dự tính. Những người xung quanh cứ nói ra nói vào, hỏi bóng hỏi gió mẹ ruột tôi. Rồi họ xì xầm rằng đi đám cưới mà cô dâu có bầu trước là làm ăn xui xẻo. Có người lại còn nói với chồng tôi rằng tôi mưu mô xảo trá cố tình không sử dụng biện pháp tránh thai để cưới sớm. Vì tôi ghen với đồng nghiệp của chồng”.
Thế nhưng đáng sợ hơn cả là bị mẹ chồng xét nét. Một cô gái khác lên mạng xã hội tâm sự rằng bị mẹ chồng chì chiết vì ăn cơm trước kẻng. Ngoài mặt thì mẹ chồng rất vui vẻ, hồ hởi thế nhưng đến khi xích mích bà mắng rằng cô không được giáo dục đàng hoàng, không có gia giáo, nhân cách không tốt. Cô dâu mới rất sốc vì luôn tưởng rằng có cháu cho ông bà sẽ được yêu quý, cưng chiều hơn, tận sau trong đáy lòng của mẹ chồng vẫn luôn khinh thường con dâu.
Tuy nhiên, quan điểm cá nhân không thể đánh giá là đúng hay sai. Người con dâu không nên quá mặc cảm hay tự ti về việc mình “ăn cơm trước kẻng”. Cần cố gắng hòa nhập thật tốt vào lối sống gia đình bên chồng, khéo léo trong cách cư xử để xóa đi những định kiến từ phía bố mẹ chồng.
Những người phụ nữ ôm bụng bầu mặc áo cưới phải chịu nhiều thiệt thòi vì thế cần lắm một bờ vai vững chắc của người đàn ông. Chính sự tâm lý, thấu hiểu, cảm thông và yêu thương chăm sóc của chồng dành cho vợ là câu trả lời đanh thép cho việc có bầu trước hay sau khi cưới chỉ mang tính thời điểm.
Con cái là trái ngọt của tình yêu vậy hà cớ gì mà coi thường những trái đậu sớm. Chỉ cần yêu thương nhau là đủ thì việc có giữ gìn đến đêm tân hôn hay là có bầu rồi mới cưới chỉ là sự lựa chọn của hai người.
Mặc dù không cổ xúy cho việc quan hệ trước hôn nhân nhưng cũng không đáng phải lên án hay ném đá. Trừ khi coi việc quan hệ trước hôn nhân như một trò tiêu khiển.
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả
XEM THÊM
Ăn cơm trước kẻng hay chết già cùng trinh tiết?
Có lần tôi hỏi bạn trai rằng, liệu anh có trân trọng em hơn nếu em vẫn còn trong trắng? Anh ấy xém chút thì sặc ... |
Quan hệ sớm tỉ lệ thuận với phá thai
Có 10% học sinh lớp 9 được hỏi cho biết đã có quan hệ tình dục, đến hết lớp 12 con số này lên đến ... |
Cười lăn lộn với màn nói xấu chồng của mẹ bầu 'ăn cơm trước kẻng' ngày cưới vẫn giãy nảy 'em chưa muốn lấy chồng'
"Chửa tận 5 tháng bụng ọc ạch, đám cưới đến nơi rồi mà em vẫn mếu máo không lấy chồng đâu. Ngày đón dâu, em ... |