Biết an nhiên, chấp nhận với số phận và cố gắng sống vui vẻ tử tế với mọi người nên bà Dung luôn lạc quan, yêu đời - Ảnh: PHẠM MINH HIỀN |
Theo lời kể, bà Dung xuất thân từ một trại cô nhi viện của người Pháp ở Biên Hòa, Đồng Nai. Năm 1945, sau khi trại này giải thể, bà bắt đầu lang bạt khắp nơi để kiếm sống.
Một buổi chiều của những ngày cuối năm, tôi thấy một phận đời ở tuổi xế chiều đang từng ngày đi qua số phận còn lại. Lớn lên trong lòng xã hội, luôn an phận xem xã hội là gia đình, nhưng một lúc nào đó gục ngã của một phận người, bà thỏ thẻ: "Chỉ ước sao được một lần ăn Tết với người ruột thịt..." Phạm Minh Hiền |
Ngoài vốn liếng là tiếng Pháp học được từ khi ở cô nhi viện, bà Dung còn giỏi tiếng Anh, có thể giao tiếp tốt với người nước ngoài.
Suốt chừng ấy năm cho đến khi tuổi già, bà làm thuê, làm mướn khắp nơi ở Sài Gòn. Không chồng, không con, không nhà cửa...
Thấy tuổi già neo đơn, chị Huỳnh Thị Kim Loan ở phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức cho bà kê một cái giường nhỏ ở góc nhà để có chỗ che nắng, che mưa. Gia cảnh của chị Loan cũng chẳng khá giả gì, nên hàng ngày bà phải từ nhà ra góc siêu thị Co.op Bình Triệu ngồi bán vé số.
Tên Nguyễn Thị Tuyết Dung và năm sinh, là do các soeur ở côi nhi viện đặt. Bà cũng không biết mình xuất thân từ đâu, ai là người sinh ra mình. Hơn 80 năm trên cuộc đời, bà chưa một lần biết được họ hàng ruột thịt.
Không giấy tờ tuỳ thân, không có chứng minh nhân dân, không có hộ khẩu. Người ta chỉ biết bà sống với cô Loan hơn 10 năm nay, nên ở phường cấp cho bà một thẻ Hội người cao tuổi...
Bà tìm đến tôi sau một trận bệnh, nằm viện và điều trị đã hết sạch tiền, bà nói :"Giờ bà khỏe rồi, tính đi bán vé số lại, nhưng tìm đâu ra vốn đến hai triệu đồng mà đi bán...".
Tôi hỏi, ngoài việc bà muốn hai triệu đồng để làm vốn bán vé số, bà còn ước gì nữa không?
Bà trả lời: "Ước gì bây giờ đây cháu, mấy mươi năm chưa bao giờ dám cho mình một điều ước. Chỉ biết an phận, chấp nhận với số phận và cố gắng sống vui vẻ, tử tế với mình, với đời. Như vậy với bà đã đủ..."
"Mỗi khi đi bán về, tụi nhỏ nhập cư cứ quấn lấy bà, thưa bà cố, thưa bà ngoại, rồi bà cho nó cái kẹo, cái bánh. Dạy tụi nó nói tiếng Anh. Bấy nhiêu đó, bà thấy mình đã vui...." - bà Dung tâm sự.
Bà kể tôi nghe những câu chuyện vui mà bà đã gặp trên đường lúc đi bán vé số, hay những câu chuyện xung quanh mình hằng ngày, rồi bà cười phá lên như một đứa trẻ.
Bà nói lớn: "Sao, thấy vui không? Bà vui lắm, cười giỡn suốt ngày với mọi người xung quanh. Do bà vui và an nhiên như vậy, nên bị nhồi máu cơ tim những ba lần rồi mà không chết.
Giờ bị thêm tiểu đường, thiếu máu tim cục bộ. Nhưng không sao, đời mà, ai cũng có những khó khăn... chỉ khi mình biết chấp nhận thì sẽ không bao giờ bị héo mòn... ".
Một buổi chiều của những ngày cuối năm, tôi thấy một phận đời ở tuổi xế chiều đang từng ngày đi qua số phận còn lại.
Lớn lên trong lòng xã hội, luôn an phận xem xã hội là gia đình, nhưng một lúc nào đó gục ngã của một phận người, bà thỏ thẻ: "Chỉ ước sao được một lần ăn Tết với người ruột thịt..."
Nói xong, bà cười, nhưng nụ cười có cả những nỗi niềm từ trong khóe mắt chảy ra...
Xót xa cảnh người nhà bệnh nhân nằm co ro trong giá rét ở bệnh viện
Trong cái rét tê tái đến cắt da cắt thịt, có những người phải nằm ngủ co ro, vạ vật dưới gốc cây, ghế đá ... |