‘Đưa bao nhiêu tiền cho mẹ chồng tiêu Tết’ và câu trả lời từ các nàng dâu

Ăn Tết cùng bố mẹ chồng, vấn đề luôn “nóng” được các nàng dâu quan tâm đó là: Đưa tiền cho mẹ chồng như thế nào và đưa bao nhiêu cho việc mua sắm đồ cho những ngày đầu năm?
dua tien cho me chong tieu tet va cau tra loi tu cac nang dau 5 năm yêu nhau của đôi đồng tính nữ: 'Đi chúc Tết ai cũng khen đẹp đôi'
dua tien cho me chong tieu tet va cau tra loi tu cac nang dau Tết đầu tiên bên nhau của đôi đồng tính: Không nhà, không xe, không tiền

Đưa tiền hay biếu tiền cho bố mẹ chồng khi ăn Tết cùng gia đình chồng luôn là vấn đề khiến các nàng dâu đau đầu. Có những cặp vợ chồng lục đục khi ý chồng một đằng ý vợ một nẻo, cũng có những nàng dâu cảm thấy khó nghĩ khi đưa số tiền như vậy đã hợp lý hay chưa…

Tùy vào kinh tế từng gia đình

Một câu hỏi được nàng dâu đưa ra thảo luận: “Nên đưa bao nhiêu tiền cho mẹ chồng trong dịp Tết”. Khá nhiều con số được đưa ra. Có người đưa ra con số 1 triệu, 2 triệu, có người đưa ra con số 5 triệu, 10 triệu, cũng có người đưa 10 triệu, 20 triệu…

Việc đưa tiền cho mẹ chồng vào mỗi dịp Tết dường như đã thành “thông lệ” cần có của mỗi nàng dâu. Tuy nhiên, đưa bao nhiêu lại tùy thuộc vào thu nhập của vợ chồng trẻ, cũng như tùy vào kinh tế và mức chi tiêu của gia đình chồng.

dua tien cho me chong tieu tet va cau tra loi tu cac nang dau
Tuỳ vào hoàn cảnh gia đình để đưa số tiền phù hợp cho mẹ chồng sắm Tết. (Ảnh Vietnamnet)

Đưa tiền là cái cớ… trả nợ

Chị Việt Phương chia sẻ: “Mình bỏ 5 triệu vào phong bì đưa cho mẹ chồng sắm Tết. Hồi mình sinh con ở viện, mẹ chồng chi 5 triệu để giúp chi trả viện phí nhưng mình gửi bà không lấy nên dịp Tết, mình bỏ phong bì 5 triệu vừa góp vào sắm Tết vừa là gửi lại tiền bà đưa vì không muốn xin của bố mẹ chồng”.

Chị Vân Hà tâm sự: “Vợ chồng mình sống chung với bố mẹ chồng quanh năm suốt tháng. Tiền ăn, tiền sinh hoạt hàng tháng ông bà thường không lấy vì nghĩ không đáng bao nhiêu. Vì thế, dịp Tết mình thường dồn tiền gửi ông bà từ 15 – 20 triệu mỗi năm coi như… trả ông bà tiền ăn của năm”.

Chị Loan cho hay: “Ngày trước chồng ở nhà thì hai vợ chồng cùng ăn Tết nên mình thường đưa bà 10 triệu. nhưng chồng đi vắng, một mình vất vả lo nuôi con rồi đẻ thêm đứa nữa nên chỉ biếu 1 triệu và thùng bia thôi. Bà cũng thông cảm cho mình. Bố mẹ đẻ mình cũng chỉ biếu mỗi con gà cúng giao thừa thôi vì chả có”.

Chị Bình cũng bình luận: "Ông bà thường cho hai đứa con nhà mình tiền, quần áo, quà mỗi dịp sinh nhật hay Tết thiếu nhi. Vì thế, Tết đến mình cũng đưa tiền cho mẹ chồng nhờ bà sắm Tết vừa là để trả nợ vì không muốn "xin" ông bà quá nhiều"...

dua tien cho me chong tieu tet va cau tra loi tu cac nang dau
Đưa tiền cho mẹ chồng sắm Tết là cái cớ để nàng dâu... trả nợ. (Ảnh Giadinh)

Không đưa tiền thay vì mua sắm đồ Tết và mừng tuổi

Nhiều nàng dâu cũng bàn luận vô cùng sôi nổi. Từ khi về nhà chồng, sinh con cũng vài năm sống chung nhưng mỗi dịp Tết đến, vợ chồng chị Nga (Hà Nội) thường cùng bố mẹ chồng đi mua sắm đồ Tết vì biết rằng, ông bà không nhận tiền của các con dù dịp gì đi nữa. Vì thế, mỗi dịp Tết, chị Nga lại thường tìm vài món đặc sản để mua biếu bố mẹ chồng thay vì đưa… phong bì.

Chị Duyên mới cưới chồng cho biết, chị định đưa tiền cho mẹ chồng sắm Tết vì khá bận bịu công việc của cơ quan nhưng rất ngạc nhiên, mẹ chồng chị đưa thêm tiền cho vợ chồng chị với lý do: “Tết nhất hai vợ chồng có nhiều việc phải tiêu, việc sắm Tết ở nhà thường đơn giản nên bố mẹ lo được, các con cầm ít tiền cần gì thì tiêu”. Việc mẹ chồng quan tâm đến vợ chồng chị khiến chị rất vui và cảm động.

Cũng có rất nhiều nàng dâu không sống chung với bố mẹ chồng nên thường chỉ biếu quà Tết và đến năm mới sẽ “lì xì” mừng tuổi ông bà thay vì đưa tiền trước Tết. Chị Vân Chi chia sẻ: “Gia đình mình không ở chung nên không đưa đồng nào. Tết lên mừng tuổi ông bà. Trong Tết mình thường mua ít quà biếu”.

Chị Thu Hiền cũng bộc bạch: “Nhà mình ở chung với bố mẹ chồng nhưng ăn riêng. Đến tết thì làm cơm thắp hương cả nhà anh chị lên nhà mình ăn cơm. Mẹ chồng đưa tiền bảo lo Tết. Bố mẹ cũng có điều kiện, đưa cho con thì con nhận để lo Tết thôi”.

Gia đình chị Phương Thu lại khác một chút. Chị cho biết, vì hai vợ chồng kinh tế khó khăn nên mỗi tháng ông bà “trợ cấp” 4 triệu. Tết đến ông bà cho 5 triệu để có thêm tiền tiêu Tết.

Chị Khuyên chia sẻ: “Mình không đưa tiền cho ông bà vì ông bà không lấy. Tết năm nào cả nhà cũng về quê ăn Tết nhưng bố mẹ chồng lo mua sắm hết. Bà còn mua quần áo cho cháu và đưa thêm tiền cho mình sắm những thứ lặt vặt”.

dua tien cho me chong tieu tet va cau tra loi tu cac nang dau
Tết là ngày vui, là dịp đoàn tụ. (Ảnh Vietnamnet)

“Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, Tết là dịp vui, là những ngày đoàn tụ của một năm làm việc vất vả. Vì vậy, các nàng dâu nên “lựa cơm gắp mắm”. Tùy vào hoàn cảnh gia đình để có cách cư xử hợp lý, sao cho cả hai bên cùng vui vẻ, để ngày Tết luôn đầm ấm và rộn rã tiếng cười.

dua tien cho me chong tieu tet va cau tra loi tu cac nang dau Những bộ phim hài nào sẽ ra rạp trong dịp Tết Mậu Tuất 2018?

"Đích tôn độc đắc", "Siêu sao siêu ngố"... là những bộ phim chiếu rạp Tết và đầu năm 2018 mà bạn tuyệt đối không nên ...

dua tien cho me chong tieu tet va cau tra loi tu cac nang dau Ca sĩ Lâm Khánh Chi chia sẻ chuyện dâu mới về đón Tết ở gia đình nhà chồng

Sau đám cưới như cổ tích, cặp "đẹp cả đôi" Lâm Khánh Chi và Phi Hùng đã có những chia sẻ về Tết đầu của ...

chọn
Cập nhật KQKD quý I: Lợi nhuận loạt ông lớn giảm sâu
Bên cạnh nhiều đơn vị báo lãi đột biến thì cũng có nhiều doanh nghiệp lớn như Vinhomes, Masan, REE báo lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (lợi nhuận ròng) giảm sâu quý đầu năm.