Bản đồ quy hoạch Hòa Bình mới nhất
Thông tin bản đồ quy hoạch Hòa Bình sẽ cập nhật đầy đủ những nội dung liên quan đến quy hoạch tại thành phố Hoà Bình và 9 huyện trên địa bàn tỉnh.
Vị trí địa lý và địa hình của tỉnh Hoà Bình
Hoà Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.662.5 km² và có vị trí địa lý như sau:
- Phía bắc giáp tỉnh Phú Thọ
- Phía đông giáp tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và thủ đô Hà Nội
- Phía tây giáp tỉnh Sơn La
- Phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa.
Trong đó, tính đến thời điểm năm 2022, Hoà Bình là tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố Hoà Bình và 9 huyện gồm: Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc. Yên Thủy.
Bản đồ quy hoạch Hòa Bình được phân loại như thế nào?
Bản đồ quy hoạch Hòa Bình không những thể hiện thông tin chung mà còn là cơ sở pháp lý cho từng khu đất cụ thể tại Hoà Bình. Ở từng khu đất khác nhau sẽ có những đặc trưng cũng như giá trị riêng, chính vì vậy mà cũng có nhiều loại bản đồ quy hoạch tại Hòa Bình tương ứng với từng khu vực.
Bản đồ quy hoạch tỉnh Hoà Bình chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500
Bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/500 được đánh giá là bản đồ quy hoạch chi tiết nhất, mọi công trình trên đất đều được bố trí cụ thể từ hạ tầng kỹ thuật, thiết kế cho đến ranh giới giữa các lô đất.
Về vấn đề pháp lý, bản đồ quy hoạch 1/500 là cơ sở để thi công các dự án đầu tư. Việc triển khai lập bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 của các dự án đầu tư xây dựng công trình thường do các công ty đứng ra tổ chức, chi phí lập quy hoạch được tính trong chi phí dự án. Các công việc còn lại liên quan đến quy hoạch chi tiết 1/500 sẽ do chính quyền địa phương thực hiện để dễ dàng quản lý xây dựng và cấp phép xây dựng sau này.
Bản đồ quy hoạch tỉnh Hoà Bình phân khu tỷ lệ 1/2000
Bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 có vai trò phân chia, xác định chức năng sử dụng đất và hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm cụ thể hóa nội dung của quy hoạch chung đô thị.
Nội dung của quy hoạch phân khu 1/2000 bao gồm: xác định phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch, chỉ tiêu dự kiến về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đối với từng ô phố và đấu nối hạ tầng kỹ thuật chung; xác định chức năng sử dụng đất cho từng khu vực. Đồng thời quy hoạch này cũng nhằm xác định vị trí công trình kỹ thuật và ranh giới trên đất.
Quy hoạch 1/2000 có vai trò quan trọng bởi nó liên quan tới quyền sử dụng đất nên có giá trị pháp lý cao, nó là bằng chứng để giải quyết vấn đề tranh tụng.
Bản đồ quy hoạch tỉnh Hoà Bình chung tỷ lệ 1/5000
Bản đồ quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 có giá trị xác định các khu vực chức năng, những định hướng mang tính giao thông, phân chia rõ ràng mốc giới, địa giới của các phần đất dành để phát triển hạ tầng như: đường, cầu, cống, điện, trường học, khu dân cư, cây xanh, hồ nước…
Có thể nói, bản đồ quy hoạch 1/5000 là cơ sở gốc để xác định mục tiêu phát triển, kêu gọi đầu tư cũng như các vấn đề về giải phóng mặt bằng, đền bù, di dân…
Giải thích các ký hiệu trên bản đồ quy hoạch Hoà Bình
Theo Điều 10 Luật đất đai năm 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân thành 03 nhóm: Đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
Đối với mỗi nhóm đất cụ thể thì thông tin về mục đích sử dụng đất được ghi rõ trong Giấy chứng nhận, bản đồ địa chính hoặc mảnh trích đo địa chính đối với nơi chưa có bản đồ địa chính.
Ký hiệu các loại đất xây dựng
DVH: kí hiệu của đất dùng để xây dựng cơ sở văn hóa
DXH: kí hiệu của đất dùng để xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội
TSC: kí hiệu của đất dùng để xây dựng trụ sở cơ quan
DGD: kí hiệu của đất dùng để xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
DKH: kí hiệu của đất dùng để xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ
DYT: kí hiệu của đất dùng để biểu thị xây dựng cơ sở y tế
DNG: kí hiệu của đất dùng để xây dựng cơ sở ngoại giao
DTT: kí hiệu của đất dùng để xây dựng cơ sở thể dục thể thao
DTS: kí hiệu của đất dùng để xây dựng trụ sở cho tổ chức sự nghiệp
DSK: kí hiệu của đất dùng để xây dựng công trình sự nghiệp khác
Ký hiệu các loại đất trồng nông nghiệp
LUK: kí hiệu cho đất trồng lúa nước còn lại
RSX: kí hiệu cho đất rừng sản xuất
NHK: kí hiệu cho đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác
LUN: kí hiệu cho đất trồng lúa nương
NHK: kí hiệu cho đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác
BHK: kí hiệu cho đất bằng trồng cây hàng năm khác
NTS: kí hiệu cho đất nuôi trồng thủy sản
LMU: kí hiệu cho đất làm muối
CLN: kí hiệu cho đất trồng cây lâu năm
LUC: kí hiệu cho đất chuyên trồng lúa nước
Các ký hiệu đất rừng, an ninh
RDD: đất rừng đặc dụng
RSX: đất rừng sản xuất
RPH: đất rừng phòng hộ
CQP: đất quốc phòng
CAN: đất an ninh
Ký hiệu các loại đất công trình, hạ tầng kỹ thuật
DDT: đất có di tích lịch sử – văn hóa
DNL: đất công trình năng lượng
DDL: đất có danh lam thắng cảnh
DKV: đất khu vui chơi, giải trí công cộng
DRA: đất bãi thải, xử lý chất thải
DBV: đất công trình bưu chính, viễn thông
DSH: đất sinh hoạt cộng đồng
DCK: đất công trình công cộng khác
DCH: đất chợ
TIN: đất cơ sở tín ngưỡng
TON: đất cơ sở tôn giáo
NTD: đất làm nghĩa địa, nghĩa trang,nhà hỏa táng, nhà tang lễ.
Cách tra cứu thông tin quy hoạch của tỉnh Hoà Bình
Người dân có thể tra cứu dễ dàng các thông tin về bản đồ quy hoạch tại tỉnh Hòa Bình trên internet (lưu ý: các trang thông tin được dùng để tra cứu phải chính thống và uy tín). Tại tỉnh Hoà Bình người dân có thể truy cập Cổng thông tin điện tử của sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hoà Bình để tra cứu thông tin nhanh chóng và chuẩn xác nhất.
Các thông tin, bản đồ quy hoạch tại 1 thành phố là Hoà Bình và 9 huyện gồm: Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc,... sẽ được thể hiện đầy đủ trong các bài viết của chúng tôi.
Hy vọng những thông tin trên đây đã mang lại cho bạn đọc những kiến thức cần thiết về khái niệm bản đồ quy hoạch, những loại bản đồ quy hoạch cũng như các kí hiệu trong bản đồ quy hoạch Hoà Bình phổ biến hiện nay.