Bầu Đức còn lại gì sau khi bán hàng loạt công ty con, dừng kinh doanh bất động sản?

Hiện tại, bầu Đức chỉ còn sở hữu 329.730.533 cổ phiếu HAG, với tổng tài sản trên thị trường chứng khoán khoảng hơn 1.500 tỉ đồng và là người giàu thứ 44 trên thị trường chứng khoán.

Trên website Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), doanh nghiệp này khẳng định sẽ tận dụng tiềm lực tài chính và bộ máy quản lí chuyên nghiệp để phát triển thành tập đoàn vươn tầm quốc tế, định hướng tập trung chủ yếu vào hai ngành chính là nông nghiệp và bất động sản.

Tuy nhiên, mới đây, Chủ tịch HĐQT HAGL - ông Đoàn Nguyên Đức, đã chính thức chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại HAGL Land với Khu vực hợp căn hộ, khách sạn, trung tâm thương mại tại Myanmar cho tỉ phú Trần Bá Dương. 

bau-duc-d_ntle-crop

HAGL chuyển hướng tập trung kinh doanh cây ăn trái từ năm 2016. (Ảnh: Thanh Niên).

Quyết định này của ông chủ HAGL đồng nghĩa với việc doanh nghiệp "chia tay" hoàn toàn mảng bất động sản và chỉ tập trung vào lĩnh vực cuối cùng còn lại là nông nghiệp.

Từ một nguời giàu nhất sàn chứng khoán với bất động sản, hiện bầu Đức chỉ còn sở hữu 329.730.533 cổ phiếu HAG, tương đương hơn 1.500 tỉ đồng và là người giàu thứ 44 trên thị trường chứng khoán.

Bầu Đức và Hoàng Anh Gia Lai đã bán những gì?

Từ một doanh nghiệp thành công với bất động sản, Hoàng Anh Gia Lai dần thoái vốn khỏi lĩnh vực làm nên tên tuổi, đầu tư mở rộng nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như khai khoáng, thủy điện, bất động sản, bò sữa, bò thịt, cao su, mía đường, dầu cọ, chanh leo, chuối, ớt...

Nhưng trong cơn khủng hoảng nợ vay gấp đôi vốn chủ sở hữu cách đây 2 năm, bầu Đức lần lượt mang tài sản ra bán, cầm cố để cơ cấu nợ. Những mảng kinh doanh từng được ông chủ Hoàng Anh Gia lai kì vọng như mía đường, thủy điện, cao su đã tuần tự "đội nón ra đi", thông qua chuyển nhượng.

Ảnh chụp Màn hình 2019-10-06 lúc 10

Mảng kinh doanh chính trong cơ cấu kinh doanh của Hoàng Anh Gia Lai thay đổi liên tục. (Đồ hoạ: Phúc Minh)

Chiều 26/4, tại Đại hội cổ đông thường niên Hoàng Anh Gia Lai 2019, Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức khẳng định với nhà đầu tư quyết tâm theo đuổi hệ sinh thái nông nghiệp bằng mọi giá, quyết tâm đưa doanh nghiệp trở thành tập đoàn nông nghiệp hàng đầu châu Á.

Để dốc toàn lực cho chiến lược này, công ty cần nguồn vốn lớn nên sẵn sàng thoái 47,89% cổ phần còn lại trong dự án Hoàng Anh Myanmar tại "đất vàng" Yangon (Myanmar), cũng như bán dự án thủy điện tại Lào.

Kể từ tháng 8 năm nay, bầu Đức cùng Hoàng Anh Gia Lai liên tục bán toàn bộ 3 công ty con chuyên về cao su cho Thadi - công ty này mới thành lập vào đầu năm nay, thuộc THACO của tỉ phú Trần Bá Dương. 

Trước đó, trong giai đoạn tái cấu trúc lại doanh nghiệp, bầu Đức đã phải bán mảng thủy điện cho Bitexco. Năm 2017, ông cũng bán luôn Công ty TNHH Mía đường Hoàng Anh Gia Lai cho đại gia Đặng Văn Thành - ông chủ Tập đoàn Thành Thành Công. Hai công ty mía đường của ông Đặng Văn Thành là SBT và BHS đã chi tổng cộng 1.330 tỉ đồng để thâu tóm toàn bộ 100% công ty của bầu Đức, rồi đổi tên thành  Công ty TNHH Mía đường TTC Attapeu.

Mía đường là mảng đóng góp lớn cho doanh thu của Hoàng Anh Gia Lai thời điểm đó, và cũng được bầu Đức chi cả trăm triệu USD đầu tư. Tuy nhiên, vòng đời mảng kinh doanh này cũng chỉ vỏn vẹn 2 năm là 2013-2014, rồi phải bán đi để cơ cấu nợ và dồn lực cho mảng mới.

anh-chup-man-hinh-2019-08-08-luc-162108-1565256087713238069044

Kết quả kinh doanh mảng mía đường của HAGL kể từ khi hưng thịnh từ năm 2013. (Đồ hoạ: Phúc Minh).

Năm 2015, Hoàng Anh Gia Lai nhập về hơn 120.000 con bò, chủ yếu là bò thịt từ Australia. Đến năm 2016, con số này tăng lên hơn gấp đôi, thành 250.000 con. Năm 2016, riêng doanh thu từ bán bò đem về cho HAGL 3.537 tỉ đồng, chiếm 55% tổng doanh thu, tức trung bình mỗi ngày, đàn bò mang lại gần 10 tỉ cho bầu Đức.

Từ con số 250.000 con trong 2 năm đẩy mạnh đầu tư và kì vọng phát triển gấp 4 lần nhưng đến giữa năm 2018, tổng đàn đã bị cắt giảm xuống chỉ còn 13.000 con. Tương tự mía đường, "sứ mệnh" của đàn bò cũng chỉ duy trì được 2 năm và nhanh chóng nhường lại cho cây ăn trái.

Nợ chồng chất, bầu Đức nhận hỗ trợ 1 tỉ USD từ ông chủ THACO

Kể từ khi không còn xem bất động sản là mảng kinh doanh chính từ năm 2013, sau nhiều lần xoay vần trong chiến lược, năm 2016, bầu Đức bắt đầu khẳng định tập trung cho một lĩnh vực hoàn toàn mới là cây ăn trái.

Thời điểm đó, nhiều người cho rằng quyết định của ông chủ HAGL có phần "điên rồ", vì đi từ đỉnh cao bất động sản, ông chuyển sang cây công nghiệp cao su, mía đường và nuôi bò, cuối cùng lại muốn dừng chân ở một mảng mà bầu Đức vốn không nhiều kinh nghiệm.

5b4892345dchuoi_hagl_pbzo

Bầu Đức đang đặt cược hết vào vườn cây ăn trái, chủ yếu là chuối. (Ảnh: Thanh Niên).

Tuy nhiên, bầu Đức luôn khẳng định với truyền thông rằng ông sẽ làm được và tại báo cáo thường niên năm 2017 có tên gọi "Vận hội mới", ông chủ HAGL đã vẽ ra một viễn cảnh tươi đẹp cho doanh nghiệp, khi quyết định đầu tư vào cây ăn trái, khẳng định lĩnh vực cốt lõi là trồng trọt với trọng tâm sản xuất trái cây để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

"Thị trường thế giới rộng lớn, kênh phân phối đã được thiết lập chặt chẽ, ứng dụng cơ giới hóa và kĩ thuật cao là những nhân tố then chốt giúp HAGL cạnh tranh và thắng lợi trong chuỗi giá trị này. Sản xuất và cung ứng sản phẩm trái cây nhiệt đới sạch cho thế giới là phương châm mà HAGL sẽ theo đuổi trong tương lai dài và bền vững", bầu Đức từng khẳng định với cổ đông.

Ngay trong năm đầu tiên thực hiện chuyển đổi, cây ăn trái đã bắt đầu có đóng góp lớn vào doanh thu của HAGL. Cụ thể, năm 2017, doanh thu từ chanh dây, chuối, ớt và thanh long đã mang lại 1.612 tỉ đồng, chiếm khoảng 33% doanh thu và 49% lợi nhuận gộp cho HAGL. 

Trong năm này, HAGL cũng bắt đầu có lãi trở lại với 372 tỉ đồng so với mức lỗ 2.183 tỉ đồng của năm 2016.

Nhưng gần 2 năm bắt tay trồng cây ăn trái, áp lực lại tiếp tục đè nặng lên vai bầu Đức.

hagl_kzch

Bầu Đức và ông chủ THACO Trần Bá Dương bắt tay hợp tác sản xuất nông nghiệp hồi tháng 8/2018. (Ảnh: HAGL).

Tháng 8/2019, bầu Đức và ông chủ THACO là tỉ phú Trần Bá Dương đã bắt tay hợp tác. THACO cam kết rót 1 tỉ USD để giúp bầu Đức và HAGL cân đối lại cơ cấu tài chính, thông qua việc sở hữu 35% cổ phần tại Công ty CP Nông nghiệp quốc tế HAGL (HAGL Agrico - công ty con của HAGL).

Tại lễ kỉ niệm 1 năm kí kết hợp tác diễn ra hồi tháng 9, cả bầu Đức và ông chủ THACO đều cho biết cả hai đang đi đúng hướng, THACO đã rót khoảng 1 tỉ USD cho bầu Đức và kì vọng sẽ tạo nên nhiều kết quả tốt đẹp cho mảng kinh doanh nông nghiệp của HAGL.

Song song đó, THACO đang ngày càng tăng dấu ấn và sự hiện diện tại các doanh nghiệp của bầu Đức.

Sau đợt chuyển đổi trái phiếu thàng công cho THACO vào giữa tháng 8/2019, cơ cấu cổ đông của HAGL Agrico biến động mạnh. Nhóm HAGL của bầu Đức tại HAGL Agrico chỉ còn 49,23% cổ phần. 

Trong khi đó, THACO đã nắm 26,29% vốn tại HAGL Agrico. Nhóm tỉ phú Trần Bá Dương và các tổ chức liên quan nắm 18,76%. Tính tổng sở hữu của nhóm cổ đông liên quan Chủ tịch THACO Trần Bá Dương đã lên đến 45,05% tại công ty nông nghiệp của bầu Đức.

anh-chup-man-hinh-2019-08-15-luc-225629-1565884602735733984378-15662128573171273215824-15681014261131390558721-1569947068411997902484

Cơ cấu cổ đông HAGL Agrico hiện nay. (Đồ hoạ: Phúc Minh).

Vườn trái cây đang ảm lại gặp lũ dữ

Có được sự hỗ trợ của tỉ phú Trần Bá Dương và dốc hết tốc lực vào mảng kinh doanh cốt lõi, kết thúc năm 2018, tổng diện tích cây ăn trái HAGL đã trồng là 18.675 ha, với các sản phẩm chủ lực là chuối, thanh long, xoài, mít, bưởi da xanh và hơn 10 loại cây ăn trái khác.

Doanh thu từ trái cây năm 2018 mang lại cho bầu Đức 2.897 tỉ đồng, đóng góp 53,8% tổng doanh thu của Hoàng Anh Gia Lai.

anh-chup-man-hinh-2019-08-01-luc-123107-15646374926711963364018-2-15699469121691908727863

Doanh thu từ vườn trái cây mang lại cho HAGL không khả quan nửa đầu năm 2019. (Đồ hoạ: Phúc Minh).

Đây là tín hiệu tốt để bầu Đức kì vọng doanh thu năm 2019 tăng gần gấp đôi so với năm 2018, đạt 4.400 tỉ đồng, chiếm hơn 85% cơ cấu doanh thu cả năm 2019. 

Đặc biệt, ông chủ Hoàng Anh Gia Lai đặt hết kì vọng vào vườn chuối, dự kiến chuối sẽ chiếm 70% cơ cấu doanh thu với sản lượng gần 250.000 tấn, mang lại 3.545 tỉ đồng, tức trung bình mỗi ngày, vườn chuối mang lại gần 10 tỉ đồng.

Tuy nhiên, kết thúc 6 tháng đầu năm 2019, kết quả kinh doanh từ vườn cây ăn trái của bầu Đức lại không "màu hồng" như vậy. Tổng doanh thu từ trái cây chỉ đóng góp 607 tỉ đồng, bằng 14% kế hoạch đề ra và chưa bằng một nửa so với 6 tháng đầu năm 2018.

Bất chấp sự "đặt cược" của bầu Đức vào vườn chuối, thậm chí, ông đã bơm thêm vốn bằng việc sử dụng số tiền hơn 1.000 tỉ đồng phát hành cổ phiếu chuyển đổi để đầu tư, nhưng vườn trái cây của ông chủ Hoàng Anh Gia Lai vẫn không sáng sủa.

Vườn chuối 1.300 ha của bầu Đức tan hoang sau cơn lũ "chưa từng xảy ra" tại Lào. (Ảnh: HAGL).

Kế hoạch năm nay đang dồn hết vào nửa cuối năm, thì mới đây, bầu Đức tiếp tục gặp tin dữ bởi 1.500 hecta cây ăn trái, trong đó đến 1.200 ha chuối chuẩn bị thu hoạch tại Lào chìm trong cơn lũ bất thường, được cho rằng "chưa từng xảy ra" tại đất nước này.

Dù đã tích cực khắc phục hậu quả nhưng cơn lũ bất thường này rất có thể sẽ ảnh hưởng vào kết quả kinh doanh nửa cuối năm của HAGL, bởi 1.300 ha chuối đang trong giai đoạn thu hoạch.