BIDV chào bán khoản nợ xấu 2.400 tỷ của một đại gia khoáng sản

Khoản nợ được thế chấp bằng các tài sản của Nhà máy Điện phân chì kẽm Bắc Kạn tại thôn Bản Cuôn 2, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn và một loạt tài sản, bất động sản khác. Giá khởi điểm được BIDV đưa ra cho kho khoản nợ này là hơn 2.164 tỷ đồng.

BIDV chào bán khoản nợ 2.400 tỷ đồng của Công ty TNHH Ngọc Linh

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV – Mã: BIDV) thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Ngọc Linh với dư nợ gốc và dư nợ lãi phát sinh tính đến ngày 28/12/2020 là hơn 2.400 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc gần 1.400 tỷ và số dư nợ lãi, phí phạt Công ty Ngọc Linh phải trả cho BIDV đã lên tới hơn 1.000 tỷ đồng.

Khoản nợ được bảo đảm bằng các công trình dự án, tòa nhà, công trình xây dựng, các bất động sản khác gắn liền với đất, các phương tiện, máy móc, thiết bị và mọi bất động sản khác được xây dựng, mua của Nhà máy Điện phân chì kẽm Bắc Kạn tại thôn Bản Cuôn 2, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (diện tích 643.885,2 m2).

Cùng với đó là quyền sử dụng và khai thác tài nguyên các mỏ nguyên liệu, nhà máy tuyển quặng, toàn bộ máy móc, thiết bị phục vụ cho việc khai thác mỏ và vận hành nhà máy.

Ngoài ra, tài sản bảo đảm còn có 2 bất động sản khác, gồm: quyền sử dụng 14.500 m2 đất tại xã Lạc Hồng, huyện Mỹ Văn (nay là huyện Văn Lâm), tỉnh Hưng Yên (đất nông nghiệp, hiện chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của ông Vũ Đức Tuấn và bà Trần Thị Vui tại địa chỉ 381 đường Giải Phóng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.

Bên cạnh đó, tài sản bảo đảm cũng bao gồm 1 xe ô tô Lexus LS 460 màu đen, năm sản xuất 2007 thuộc sở hữu của Công ty TNHH Ngọc Linh.

BIDV chào giá khởi điểm bán cho khoản nợ này là hơn 2.164 tỷ đồng. Giá này không bao gồm các chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu/sử dụng tài sản, phí đăng ký và các chi phí khác. Việc mua, bán khoản nợ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

Trước đó, BIDV cũng từng tổ chức bán đấu khoản nợ này vào tháng 11 và 12/2020 nhưng đều không thành công.

Công ty Ngọc Linh hoạt động như thế nào trước khi bị siết nợ?

Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Ngọc Linh được thành lập vào cuối năm 1993, trụ sở đặt tại số 381 đường Giải Phóng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.

Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Vũ Đức Tuấn (sinh năm 1953). Công ty hiện có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, với 3 cổ đông góp vốn gồm Vũ Đức Tuấn (94,9%), Trần Thị Vui (0,02%) và Nguyễn Duy Phước (5%). Trước đó, ông Tuấn đã chuyển nhượng 5% vốn góp cho ông Nguyễn Duy Phước vào đầu năm nay.

Theo dữ liệu chúng tôi có được, năm 2019, lợi nhuận trước thuế của Công ty TNHH Ngọc Linh đạt 915 triệu đồng.

Doanh thu của công ty biến động mạnh trong giai đoạn 2017 – 2019 khi bất ngờ giảm sâu xuống còn 5,3 tỷ đồng vào năm 2018 từ mức gần 37 tỷ đồng của năm 2017. Sau đó, doanh thu đã phục hồi trở lại vào năm 2019 khi đạt gần 51 tỷ đồng.

Mặc dù doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm, nhưng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng luôn ở mức khá thấp, dưới 1 tỉ đồng trong suốt giai đoạn 2017 – 2019.

135888569_2769853876613567_4893838648866390651_n.png

Nguồn: Quang Hưng tổng hợp

Đến cuối năm 2019, tổng tài sản doanh nghiệp ở mức 3.230 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả là 2.028 tỷ đồng, chiếm gần 63%.

BIDV chào bán khoản nợ xấu 2.400 tỷ của một đại gia khoáng sản - Ảnh 2.

Nguồn: Quang Hưng tổng hợp.

Về Nhà máy Điện phân chì kẽm Bắc Kạn, dư án này có công suất thiết kế hàng năm là 25.000 tấn kẽm, 6.000-10.000 tấn chì, 1.200 tấn bột kẽm oxit và 40.000 tấn axit sunfuaric/năm. Dự án được UBND tỉnh Bắc Kạn cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2007 với tổng vốn đầu tư 789 tỷ đồng, trong đó, vốn tự có là 180 tỷ đồng, còn lại là vốn vay.

Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Bắc Cạn năm 2017, nhà máy điện phân chì kẽm của Công ty TNHH Ngọc Linh là một trong những dự án triển khai chậm tiến độ, gia hạn nhiều lần.

Tại buổi làm việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tỉnh Bắc Cạn vào tháng 5/2017, Công ty TNHH Ngọc Linh khẳng định sẽ quyết tâm triển khai thành công dự án nhà máy điện phân chì kẽm trên địa bàn. 

Theo báo cáo của doanh nghiệp, dự án đầu tư nhà máy điện phân chì kẽm đã hoàn thành khoảng 95% phần xây dựng cơ bản và đang triển khai nhập khẩu, lắp ráp thiết bị. Vướng mắc lớn nhất mà doanh nghiệp này đang gặp phải đó là khó khăn về tài chính để nhập phần thiết bị còn thiếu và vấn đề nguyên liệu khi nhà máy đi vào hoạt động. 

Dự kiến đến tháng 7/2017, công ty sẽ vận hành thử nghiệm 2 dây chuyền (thiêu kết quặng, thu hồi axit sunfuric) và tiếp tục đầu tư các hạng mục còn lại.

Đến năm 2018, dự án này đã thay đổi giấy chứng nhận đầu tư lần thứ 8, tổng vốn đầu tư tăng lên 2.170 tỷ đồng (vốn góp của Công ty là 355,8 tỷ đồng, chỉ chiếm 16%).

08-38-36_nh_my_dien_phn_chi_kem.jpg

Dự án Nhà máy Điện phân chì kẽm Bắc Kạn. (Nguồn: Báo Nông nghiệp)

Ngoài lĩnh vực khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản, Công ty TNHH Ngọc Linh còn là chủ đầu tư Dự án Công trình hỗn hợp thương mại, dịch vụ công cộng và nhà ở tại số 161 Yên Phụ (trước đây là số 151 Yên Phụ), phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội. Dự án nhiều năm chưa được khởi công do vướng mắc trong khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.