'Biến' đất công thành đất tư, hàng loạt cán bộ xã và huyện hầu tòa

Trong khi kiểm đếm tài sản để nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB), các lãnh đạo, cán bộ xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội đã hợp thức hóa hồ sơ các thửa đất công thành của riêng rồi chiếm hơn 3 tỷ đồng tiền ngân sách Nhà nước.
bien dat cong thanh dat tu hang loat can bo xa va huyen hau toa 'Siêu lừa' 422 tỷ đồng của 4 ngân hàng ra hầu tòa
bien dat cong thanh dat tu hang loat can bo xa va huyen hau toa Người từng ba lần được tuyên vô tội lại phải hầu tòa
bien dat cong thanh dat tu hang loat can bo xa va huyen hau toa Cựu cán bộ BQL các dự án đường sắt tái hầu tòa

Hôm nay (24/11) TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên xử bị cáo Đỗ Văn Dũng (SN 1968 – cựu Phó chủ tịch UBND xã Hạ Bằng) và bị cáo Nguyễn Thành Huyên (SN 1981 – cựu cán bộ Ban GPMB huyện Thạch Thất) về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và tội “Nhận hối lộ”.

Liên quan đến vụ án, các bị cáo Phùng Hòa Bình (SN 1975 – cựu Trưởng thôn 7, xã Hạ Bằng); Nguyễn Đức Tâm (SN 1970 – cựu cán bộ địa chính xã Hạ Bằng); Nguyễn Xuân Tuyết (SN 1954 – nguyên Chủ tịch UBND xã Hạ Bằng); Vương Thị Hoa (SN 1982 – cựu cán bộ Ban GPMB huyện Thạch Thất); Nguyễn Văn Xuyến (SN 1965 – cựu Phó chủ tịch HĐND xã Hạ Bằng) và Nguyễn Văn Lý (SN 1967, trú ở thôn 6, xã Thạch Hòa) bị đưa ra xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

bien dat cong thanh dat tu hang loat can bo xa va huyen hau toa
Nguyên cán bộ huyện Thạch thất và các cựu cán bộ xã Hạ Bằng tại tòa.

“Biến” đất công thành đất tư

Theo nội dung vụ án, năm 2007 UBND huyện Thạch Thất triển khai Dự án khu Công nghệ cao Hòa Lạc trên địa bà xã Hạ Bằng nên đã thành lập Ban giải phóng mặt bằng (GPMB) do Đỗ Văn Dũng – cựu Phó chủ tịch UBND xã Hạ Bằng làm tổ trưởng, còn Nguyễn Thành Huyên – cựu cán bộ Ban GPMB huyện làm tổ phó. Ngoài ra còn có một số cán bộ, nhân viên khác của xã, huyện giữ vai trò thành viên.

Trong đó, Phùng Hòa Bình (trưởng thôn 7, xã Hạ Bằng, Thạch Thất, Hà Nội) được UBND huyện Thạch Thất phân công vào tổ kiểm đếm tài sản số 4, tại xã Hạ Bằng.

Ngày 13/6/2007, khi kiểm đếm tài sản đối với thửa đất số 9, tờ bản đồ số 12 tại địa phương, Bình biết đây là thửa đất do UBND xã Hạ Bằng quản lý và trên thực tế phần diện tích này chỉ là 1 cái ao, xung quanh có khoảng 20 cây keo và đang bị một người dân tạm chiếm, dựng lều nuôi vịt đã nảy sinh ý định lập hồ sơ “ma” để chiếm đoạt tiền ngân sách.

Biết được sự việc Bình làm là sai trái nhưng Huyên không những không ngăn cản mà còn chấp thuận đề nghị của Bình cho “phù phép” thửa đất để biến đất công thành tài sản riêng.

Được cấp trên ủng hộ, Bình nhanh chóng lập hồ sơ giả thể hiện thửa đất số 9 đã được giao cho 3 hộ dân ở địa phương sử dụng và đều có nhiều cây cối, công trình kiến trúc trên đất.

Trong đó, Huyên trực tiếp vẽ sơ đồ tách thửa đất, Nguyễn Đức Tâm (cựu cán bộ địa chính xã Hạ Bằng) xác nhận và Đỗ Văn Dũng ký tên, đóng dấu về nguồn gốc đất đai.

Sau cùng, để hoàn tất hồ sơ, Bình nhờ 3 hộ dân đứng ra nhận ao nuôi vịt nêu trên là của họ và ký tên lĩnh tiền bồi thường GPMB. Bằng thủ thuật này, Bình rút được gần 134 triệu đồng ngân sách.

Thấy sự việc đầu tiên “trót lọt”, đến tháng 3/2008, tổ kiểm đếm tài sản do Huyên trực tiếp giải quyết vẫn cố tình lập khống hồ sơ và “vẽ” ra rất nhiều tài sản trên đất để Xuyến hưởng lợi bất chính hơn 200 triệu đồng đối với thửa đất đã bị Nhà nước thu hồi. Cũng như thửa đất số 9, Tâm và Dũng biết rõ sự gian dối nhưng vẫn ký xác nhận nguồn gốc đất là hợp pháp.

Cán bộ huyện tiếp tay cho cán bộ xã sai phạm

Theo tài liệu điều tra, trước khi nhà nước thu hồi đất triển khai Dự án khu Công nghệ cao Hòa Lạc, mẹ con anh Vũ Anh Tuấn (trú ở Cầu Giấy) có mua thửa đất hơn 8.000m2 của vài hộ dân tại xã Hạ Bằng. Tuy nhiên, các bên lại không thể “sang tên đổi chủ” do pháp luật không cho phép.

Sau đó, khi kiểm kê tài sản, Dũng biết phần đất anh Tuấn mua không đủ điều kiện nhận tiền bồi thường nên đã đề nghị anh này “bôi trơn” 100 triệu đồng để “hợp thức hóa” hồ sơ nhận tiền đền bù và được anh Tuấn đồng ý.

Đến ngày 7/1/2008, khi nhận tiền hối lộ của anh tuấn, Dũng gọi Huyên đi cùng và Huyên là người nói cho Tuấn biết được các điều kiện để nhận tiền đến bù. Sau đó, cả hai bên thống nhất anh Tuấn đưa trước 50 triệu đồng cho Dũng, khi nào anh Tuấn nhận được tiền đền bù sẽ đưa số tiền còn lại.

Sau khi nhận tiền, Huyên chia lại cho Dũng 15 triệu đồng, sau đó cả hai chỉ đạo tổ kiểm đếm tài sản lập hồ sơ khống và rút được hơn 1 tỷ đồng bồi thường đối với thửa đất trên.

Ngoài vụ việc này, Đỗ Văn Dũng còn cùng với các bị cáo trong vụ án tiếp tay cho nhiều người khác lập khống hồ sơ đất đai để chiếm đoạt tổng cộng hơn 3 tỷ đồng ngân sách.

Ngày mai phiên tòa sẽ tiếp tục phần tranh luận./.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.