Bình Dương cảnh báo những vụ lừa tiền tỉ sau cuộc điện thoại | |
Bị bắt vì giả làm CSGT lừa tiền 13 nhà xe |
Theo trình báo của chị N., ngày 17/10 vừa qua, chị đang ở cơ quan làm việc thì có một phụ nữ gọi vào máy bàn nói rằng có đơn tố cáo về hành vi sai phạm của một người trong cơ quan.
Chị N. làm theo hướng dẫn, bấm phím số 9 để gặp cán bộ văn thư TAND TP Hồ Chí Minh. Qua điện thoại, một giọng nam cho biết, thông tin cá nhân của chị được dùng mở tài khoản ATM tại TP Hồ Chí Minh và đang nợ số tiền 28 triệu đồng. Phía ngân hàng đã gửi đơn tố cáo đến tòa án.
Chị N. trả lời, mình chưa từng mở tài khoản ngân hàng ở TP Hồ Chí Minh, thanh niên này nói chuyển vụ việc sang Công an TP Hồ Chí Minh. Cũng trong ngày 17/10, một người tự xưng là cán bộ Công an TP Hồ Chí Minh điện thoại, yêu cầu gặp chị N., nói rằng chị có đơn tố cáo và đang điều tra đường dây buôn bán ma túy tại Trà Vinh.
Qua điện thoại, chị N. được yêu cầu phải giữ bí mật tuyệt đối, vì vụ việc liên quan đến một số cán bộ cấp cao tại Trà Vinh. Thanh niên này, gửi qua điện thoại lệnh bắt tạm giam chị N. và yêu cầu chị mua tai nghe không dây, thuê phòng trọ nói chuyển để giữ bí mật.
Chưa dừng lại, chị N. liên tục nhận được điện thoại của nhiều người tự xưng là cán bộ Tòa án, Công an và Viện KSND TP Hồ Chí Minh. Những người này yêu cầu chị chuyển 790 triệu đồng vào các tài khoản do họ cung cấp, để xác minh sự trong sạch rằng chị không liên quan đến đường dây ma túy.
Tin lời của những người đã nói qua điện thoại, chị N. hai lần chuyển vào số tài khoản do họ cung cấp 790 triệu đồng. Sau khi nhận tiền, những người này hứa sẽ xác minh, chuyển trả lại số tiền đã nhận, thanh toán chi phí mua tai nghe, tiền thuê phòng trọ.
Đến sáng 18-10, một người tự xưng là Phạm Văn Nam nhắn tin yêu cầu chị N. chuyển 100 triệu đồng vào số tài khoản của người thụ lý hồ sơ bên tòa án. Chị N. cho biết, mình chỉ còn 48 triệu đồng và không đủ khả năng chuyển số tiền trên.
Người này nói sẽ bảo lãnh số tiền còn lại, yêu cầu chị chuyển gấp 48 triệu đồng. Sau khi chuyển tiền, người này yêu cầu chị N. lên TP Hồ Chí Minh vào ngày 22/10 để giải quyết vụ việc. Lo sợ, chị N. xin cho chồng đi cùng.
Khi đó, người này nói đưa điện thoại cho chồng chị N. nghe, rồi thông báo “Vợ anh bị lừa rồi”. Nói xong, người này cúp máy. Chị N. nhiều lần gọi lại số điện mà những đã liên lạc nhưng đều không được.
Chị ra ngân hàng yêu cầu hủy giao dịch số tiền 48 triệu đồng vừa chuyển thì được thông báo, số tiền này đã được chuyển sang tài khoản khác ngay khi giao dịch vừa kết thúc.
Theo lãnh đạo Phòng Cảnh sát hình sự, thủ đoạn lừa đảo như trên cơ quan Công an đã nhiều lần tuyên truyền người dân cảnh giác, nhưng một số nạn nhân nhẹ dọa, bị bọn chúng dựng lên màn kịch lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Số tiền nạn nhân chuyển vào tài khoản cho các đối tượng, nhanh chóng được chuyển sang nhiều tài khoản khác để làm mất dấu dòng tiền rồi rút, chiếm đoạt.
Ngân hàng cảnh báo thủ đoạn lừa tiền của tội phạm mạng
Kẻ gian lấy cắp mật khẩu, mã OTP... khi lừa khách hàng đăng nhập và cung cấp thông tin tại website giả mạo. |
Đắk Lắk: Chuyển hồ sơ vụ nguyên hiệu trưởng lừa tiền 'chạy việc' sang Công an tỉnh
Công an huyện Krông Pắk đã chuyển giao hồ sơ vụ án Huỳnh Bê – nguyên hiệu trưởng Trường THCS Ngô Mây cho Cảnh sát điều ... |
Làm sao để đòi lại tiền nhờ 'chạy việc'?
Việc nhận tiền "chạy việc" lại là hành vi trái pháp luật, do đó giao dịch trên bị coi là vô hiệu, vì nội dung ... |