Bộ Giao thông Vận tải vừa yêu cầu các nhà đầu tư BOT chủ động lên phương án ứng phó đảm bảo an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán, đồng thời có kế hoạch xả trạm để giao thông thông suốt vào dịp cao điểm. Theo đó, nhà đầu tư phải xả trạm khi xảy ra ùn tắc từ 700 m trở lên do bất cứ vấn đề gì.
Cũng trong dịp Tết, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ đề nghị các tài xế không nên dùng biện pháp tiêu cực gây ùn tắc, ảnh hưởng đến những người có công việc, nhu cầu cần phải đi lại nhanh.
Cùng với việc cắm biển cấm dừng xe quá 5 phút tại trạm thu phí, Tổng cục Đường bộ đã cử 7 đoàn làm việc với các nhà đầu tư BOT, các địa phương để tăng cường tuyên truyền và xử lý nghiêm các lái xe cố tình gây ách tắc giao thông, đảm bảo điều kiện lưu thông thông suốt của người dân.
BOT Cai Lậy trở thành điểm nóng thời gian qua. Ảnh minh họa: Nguyễn Thành. |
Là đơn vị quản lý tuyến huyết mạch Pháp Vân - Cầu Giẽ, điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc vào dịp lễ Tết, ông Phạm Văn Khôi - Chủ tịch Công ty CP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ cho biết, đơn vị đã chuẩn bị sẵn phương án mở 3 làn thu phí ngược chiều hướng Cầu Giẽ - Pháp Vân để giảm tải lượng phương tiện quá đông dồn từ trung tâm Hà Nội đi về phía Nam vào những ngày trước Tết.
“Chúng tôi sẽ bố trí lực lượng điều tiết, phân luồng giao thông từ xa tại khu vực các trạm thu giá và phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông tăng cường kiểm tra, xử lý ngay các sự cố trên đường”, ông Khôi nói.
Nghị định 46 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt quy định, hành vi thu phí gây ùn tắc giao thông nếu không chấp hành yêu cầu triển khai khắc phục sẽ bị phạt nặng, có thể lên tới 50-70 triệu đồng. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. |
Phương tiện ùn ứ hơn 5 km, BOT cầu Rạch Miễu vẫn không xả trạm
Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 4.2, lượng phương tiện bất ngờ đổ về cầu Rạch Miễu quá đông khiến nhiều phương tiện phải di ... |