Chiều 17/1, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm việc ở Hãng phim truyện Việt Nam về việc nghệ sĩ căng băng rôn để phản đối Vivaso (đơn vị chủ quản) cắt lương, bảo hiểm cán bộ nhân viên mà không báo trước.
Theo ông Trần Hoàng - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, công ty sai vì không thông báo việc này và phải rút kinh nghiệm: "Vivaso đang trong quá trình thoái vốn. Trong cuộc họp với Bộ, đơn vị đã cam kết đảm bảo quyền lợi người lao động trong thời gian này".
Tuy nhiên, ông Hoàng cho rằng đây là việc đáng tiếc, các nghệ sĩ không nên giăng biểu ngữ.
Nghệ sĩ căng băng rôn trước hãng phim. |
Ông Phạm Cao Thái - Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - cho biết Bộ đã giao cho Đảng ủy, Công đoàn làm việc với Bộ Lao động, xem xét 30 trường hợp bị cắt bảo hiểm. "Nếu kết quả cho thấy Vivaso sai, họ sẽ phải chịu trách nhiệm", ông Thái nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Danh Thắng - Chủ tịch Hội đồng quản trị hãng phim - lý giải các trường hợp bị cắt lương, bảo hiểm là do không đi làm theo quy định (chấm công bằng vân tay).
Các nghệ sĩ phản đối cách chấm vân tay cứng nhắc, thô sơ, không phù hợp tính chất công việc sáng tạo.
Hồi tháng 10/2017, công ty bắt đầu áp dụng việc này, từng khiến nhiều nghệ sĩ bức xúc.
Không có mặt tại cuộc họp, ông Nguyễn Thủy Nguyên - Chủ tịch Vivaso - cho biết qua điện thoại việc cắt lương, bảo hiểm là tất yếu do các nghệ sĩ không làm việc nhiều tháng qua. "
Nhiều người phản ứng quá mức, bất hợp tác, lôi kéo bè phái khiến dư luận hiểu nhầm". Cũng theo ông Nguyên, tình trạng trì trệ làm phim từ khi cổ phần là do nghệ sĩ hay khiếu kiện, khiến đối tác không muốn hợp tác.
Trong khi đó, phía nghệ sĩ cho rằng đơn vị chủ quan phải có trách nhiệm tạo việc làm cho họ.
Băng rôn ở cổng hãng phim (số 4 Thụy Khuê, Hà Nội). |
Một vấn đề khác được nhóm nghệ sĩ quan tâm là lộ trình rút lui của Vivaso khỏi hãng phim. Ông Thái khẳng định chuyện thoái vốn đang được thực hiện theo đúng pháp luật.
"Việc này phải theo lộ trình, có đối tác khác tiếp nhận. Bộ và Vivaso đều rất muốn đẩy nhanh", ông nói. Đạo diễn Quốc Việt đề nghị Vivaso thoái vốn ngay, cho nghệ sĩ hãng tự quản lý, trả lương, bảo hiểm.
Đại diện Bộ cho biết sẽ báo cáo lại Bộ trưởng đề nghị này. Ông Nguyễn Danh Thắng nói sẵn sàng giao quyền điều hành cho các nghệ sĩ nhưng Vivaso vẫn là đại diện pháp luật của cơ quan trên giấy tờ (cho đến khi chuyển giao).
"Chúng tôi tiến hành đúng pháp luật. Tôi hiện mệt mỏi và cũng muốn nhanh rút lui", ông Nguyễn Thủy Nguyên chia sẻ.
Hãng phim truyện Việt Nam được thành lập năm 1953, gắn liền với dòng phim cách mạng, nghệ thuật.
Năm 2016, hãng chào mời cổ phần hóa. Sau nhiều lùm xùm, công ty vận tải thủy Vivaso hoàn tất quá trình mua lại đơn vị hồi tháng 6/2017.
Nhiều nghệ sĩ bức xúc vì ban lãnh đạo mới không hiểu phim ảnh, không có kế hoạch làm phim cụ thể.
Tháng 9/2018, thanh tra kết luận việc cổ phần hóa có nhiều sai phạm, trong đó có việc cho thuê văn phòng, thuê đất trái thẩm quyền, vi phạm quản lý tài sản, kinh doanh lỗ liên tiếp.
Sau kết quả này, công ty vận tải thủy Vivaso - đơn vị giữ 65% cổ phần hãng phim - xin thoái vốn.
Sáng 17/1, tại hãng phim, các nghệ sĩ căng băng rôn phản đối việc bị bị công ty Vivaso cắt lương, bảo hiểm. Họ cũng yêu cầu Vivaso nhanh chóng rút lui và chuyển giao cho đơn vị chủ quản mới.
Hàng chục băng rôn chất vấn lương, BHXH căng kín Hãng phim truyện Việt Nam
Các băng rôn với nội dung như: “Trả lại VFS cho người làm điện ảnh”, “Tại sao cắt lương, bảo hiểm của chúng tôi”, “Đất ... |
Nhìn lại gần 2 năm cổ phần hoá, hãng phim sẽ về đâu?
Chưa nhìn thấy hình hài bộ phim nào ra đời trong suốt hai năm cổ phần hoá Hãng phim truyện, dư luận chỉ thấy những ... |
Thanh tra chính phủ kết luận hãng phim truyện Việt Nam VFS vi phạm nghiêm trọng
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, đoàn thanh tra chính phủ đã công bố kết luận về "công tác cổ phần hóa ... |