Các lò cao Việt Nam sẽ có lợi thế khi Trung Quốc mở cửa trở lại với thép phế liệu?

Theo ông Nguyễn Đình Phúc, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam, việc Trung Quốc nhập khẩu thép phế liệu trở lại không những ảnh hưởng đối với giá thép phế trên thị trường thế giới mà còn có lợi cho các lò cao trong năm 2021.

Theo trang China Macro Economy, bắt đầu từ tháng 1/2021, Trung Quốc gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thép phế liệu vốn được ban hành 2 năm trước đó. Đồng thời, Trung Quốc cũng giảm thuế nhập khẩu thép phế liệu phục vụ cho tái sản xuất thép xuống còn 0%.

Tại hội thảo tổng kết ngành ngành thép năm 2020, ông Nguyễn Văn Đại, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tôn Đông Á cho biết từ tháng 8/2019, lượng nhập khẩu phế liệu của Trung Quốc gần như về 0 tấn vì chính sách cấm nhập khẩu thép phế liệu để sản xuất thép nhằm bảo vệ môi trường.

Trung Quốc mở cửa trở lại với thép phế liệu, các lò cao Việt Nam sẽ có lợi thế? - Ảnh 1.

Hội thảo thị trường thép và hoạt động hiệp hội thép Việt Nam năm 2020 - Triển vọng năm 2021

Nhưng bắt đầu từ tháng 1/2021, Trung Quốc thay đổi chính sách và cho phép nhập khẩu thép phế liệu dẫn đến khả năng nhu cầu về nguyên liệu thép phế liệu tăng trong năm nay. Hiện tại, một số công ty đã bắt đầu tận dụng để nhập khẩu. 

"Các công ty lò điện quang có thể ảnh hưởng bởi chính sách nhập khẩu phế liệu của Trung Quốc", ông Đại nhận định.

Ông Nguyễn Đình Phúc, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam cho rằng việc Trung Quốc nhập khẩu thép phế liệu trở lại không những ảnh hưởng đối với giá thép phế trên thị trường thế giới mà còn có lợi cho các lò cao trong năm 2021.

Theo đó, trước đây khi Trung Quốc phát triển lò cao thì lò hồ quang điện không hoạt động được. Mãi cho đến khi nước này theo đuổi chính sách phát triển công nghệ xanh, thân thiện môi trường, các lò hồ quang điện mới có đất phát triển

Tuy nhiên, ông Phúc cho rằng với xu thế này lò điện sẽ bất lợi hơn lò cao. Nói về thị trường Việt Nam,đại diện Tổng Công ty Thép Việt Nam cho biết hiện nay chỉ một vài doanh nghiệp lớn sử dụng công nghệ lò cao để sản xuất.

"Trong thời gian tới các doanh nghiệp lò cao sẽ còn nhiều hơn nữa khi thị trường thép phế liệu tăng giá và trong nước cũng đang không đủ", ông Phúc nhận định.

Theo bà Nguyễn Khánh Nghiêm, đại diện công ty nghiên cứu thị trường CRU Singapore, việc Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu thép phế liệu có thể khiến giá mặt hàng này thay đổi. Nếu nước này tăng nhập khẩu thép phế liệu nhưng vẫn duy trì nhập khẩu thép thành phẩm thì giá thép phế liệu toàn cầu tăng. 

Nếu Trung Quốc tăng nhập khẩu phế liệu nhưng giảm nhập khẩu thương phẩm thì phục diện sẽ không có nhiều thay đổi. 

Nhưng nếu Trung Quốc nhập khẩu nhiều phế liệu và xuất khẩu phôi vào các nhà máy châu Á và các công ty thấy rằng nhập khẩu phôi từ Trung Quốc hiệu quả hơn so với nhập phế liệu thì nhu cầu nhập khẩu thép phế liệu của các nước ngoài Trung Quốc sẽ giảm.

Tuy nhiên, bà Nghiêm cho rằng trong ngắn hạn, giá phôi sẽ tiếp tục tăng do chi phí sản xuất tăng.


chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.