Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp trình Hội nghị Trung ương lần thứ 7 Khóa XII xem xét, quyết định.
Qua 4 lần cải cách chính sách tiền lương trong những năm qua đã cải thiện phần nào cuộc sống của người lao động, nhưng vẫn bộc lộ nhiều bất cập. Từ năm 2003 đến nay đã 11 lần điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu chung từ 210.000 đồng lên 1.300.000 đồng/tháng.
Mức lương ít ỏi; để đảm bảo cho cuộc sống thì công chức viên chức phải tìm kiếm làm thêm “chân trong, chân ngoài”. |
Tuy vậy, mức lương này vẫn luôn bị đánh giá là chưa thể đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của cán bộ công chức, viên chức... Theo tính toán của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, mức lương tối thiểu áp dụng cho khu vực hành chính sự nghiệp hiện nay mới chỉ bằng khoảng 60% so với mức lương tối thiểu tính theo phương pháp nhu cầu tối thiểu và cũng là mức thấp nhất trong toàn nền kinh tế.
Bà Phạm Thị Diễm, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính (Học viện Phụ nữ) cho rằng, đối với cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động, tiền lương là phần cơ bản nhất trong thu nhập, nó giúp cho họ và gia đình trang trải các chi tiêu, sinh hoạt, dịch vụ cần thiết.
Theo bà Diễm, chính sách tiền lương hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập. Đối với khu vực công, hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, mang nặng tính bình quân, cào bằng, chưa tạo được động lực để người lao động nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả làm việc.
So với các doanh nghiệp tư nhân, mức phụ cấp cho các vị trí lãnh đạo, quản lý trong khu vực nhà nước là quá thấp, trong khi họ phải là người giữ vai trò chính trong điều hành, quản lý công việc. Điều này không khuyến khích được các công chức, viên chức đang giữ vị trí lãnh đạo trong cơ quan nhà nước làm tốt công việc của mình, nảy sinh tệ nạn tham nhũng.
Mức lương cơ sở mặc dù tăng hàng năm nhưng trung bình lương cán bộ công chức, viên chức vẫn rất thấp so với mặt bằng chung, đặc biệt là thấp hơn nhiều so với khu vực doanh nghiệp, không bảo đảm nhu cầu thiết yếu của đời sống.
Theo bà Phạm Thị Diễm, để đảm bảo mức sống, hầu hết các giảng viên ngoài việc giảng dạy tại Học viện Phụ nữ đều phải dạy thỉnh giảng tại các cơ sở giáo dục khác. Trong một đơn vị sự nghiệp giáo dục, lương của giảng viên và viên chức thuộc các phòng cũng có sự khác biệt: Giảng viên có phụ cấp đứng lớp 25%; viên chức hành chính không có phụ cấp.
Trong khi đó, giảng viên chỉ lên lớp khi có giờ, ngoài ra còn có thể làm thêm bên ngoài, cán bộ hành chính làm theo giờ hành chính, không thể có thêm thu nhập nào khác.
Nước ta đã trải qua 4 lần cải cách chính sách tiền lương vào các năm 1960, 1985, 1993 và 2003, song vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. |
Anh Nguyễn Hữu Thành, cán bộ công tác trong một cơ quan công lập ở Hà Nội cho hay, mức lương của một cán bộ mới ra trường hiện nay rất thấp, không đủ để trang trải những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống.
Theo anh Thành, nhiều cơ quan tồn tại những bất cập khi một cán bộ có thâm niên nhưng đang ở vị trí công tác rất nhàn rỗi, gần như không làm gì, lại nhận được mức lương rất cao.
Trong khi đó, không ít người có trình độ học vấn cao, cống hiến nhiều công sức và thời gian nhưng chỉ được hưởng mức lương rất thấp do thời gian vào biên chế muộn. Sự không công bằng đó sẽ kìm hãm sự phát triển của cá nhân, không tạo ra động lực để cán bộ nhiệt tình cống hiến.
Đột phá cải cách chính sách tiền lương
Dù đã trải qua 4 lần cải cách, nhưng hiện nay chính sách tiền lương ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập ... |
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 'Lương bộ trưởng gần 12 triệu, hỏi thật chúng ta có sống bằng lương không?'
Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng đặt câu hỏi: “Bản thân tôi là bộ trưởng lương chỉ 11,690 triệu, với mức lương này, tôi hỏi ... |