Cắt giảm, đơn giản hoạt động kinh doanh, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết sẽ học nước Anh ban hành 1 văn mới bỏ tới 3 văn bản cũ

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh khi ban hành 1 văn bản mới phải bỏ ít nhất 1 văn bản cũ, riêng thông tư thì ban hành 1 phải bãi bỏ ít nhất 2. Bộ trưởng cho biết sẽ học hỏi kinh nghiệm nước Anh để thực hiện mục tiêu này.

Tại cuộc họp bàn về việc xây dựng công cụ và kế hoạch cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025, diễn ra hôm nay (2/1/2020), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết sẽ học hỏi kinh nghiệm của nước Anh về việc cắt giảm, cải cách môi trường kinh doanh hiện nay.

Thủ tướng sẽ lập Tổ công tác đặc biệt thúc đẩy cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng sẽ thành lập Tổ công tác đặc biệt về thúc đẩy cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh, với mục tiêu dự kiến cắt giảm 20% các văn bản đã ban hành thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ tướng và Chính phủ.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Sẽ học hỏi nước Anh kinh nghiệm ban hành 1 văn mới, bỏ tới 3 văn bản cũ - Ảnh 1.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết có những bộ cắt giảm điều kiện, thủ tục nhưng thực chất không như vậy. (Ảnh: VGP).

Đồng thời, sẽ cắt giảm ít nhất 20% chi phí hành chính tuân thủ quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh mỗi năm.

Theo dự thảo Quyết định của Thủ tướng, kế hoạch, nòng cốt của Tổ công tác này là Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và lãnh đạo cấp vụ, cục của các bộ liên quan. 

Ông Mai Tiến Dũng khẳng định quan điểm chỉ đạo của kế hoạch là cắt giảm ngay những quy định đang là rào cản với hoạt động sản xuất, kinh doanh và ngăn chặn việc phát sinh các quy định mới, làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Riêng các quy định nằm trong luật, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội sửa đổi.

Theo Bộ trưởng, tinh thần chung của kế hoạch là tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, trong đó có việc sửa đổi 25 điểm chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật mà Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) chỉ ra mới đây. 

Đặc biệt, phải kiểm soát việc ban hành các thông tư, nhiều rào cản rất lớn đang nằm trong các văn bản này. Cùng với đó là cải cách mạnh mẽ các quy định về kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu.

"Báo chí và doanh nghiệp phản ánh có những bộ công bố cắt giảm điều kiện và thủ tục nhưng thực chất không được như thế", Bộ trưởng nói.

Không được để cắt cái này, mọc cái khác

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng nhấn mạnh một nguyên tắc quan trọng của dự thảo kế hoạch, là khi ban hành một văn bản mới phải bãi bỏ ít nhất một văn bản cũ, riêng thông tư thì ban hành một phải bãi bỏ ít nhất hai. 

Ông cho biết sẽ tham khảo kinh nghiệm của nước Anh về nội dung trên. Nước này đang áp dụng nguyên tắc ban hành 1 văn bản mới phải bãi bỏ tới 3 văn bản cũ.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Sẽ học hỏi nước Anh kinh nghiệm ban hành 1 văn mới, bỏ tới 3 văn bản cũ - Ảnh 2.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết sẽ học hỏi kinh nghiệm nước Anh để cắt giảm điều kiện, thủ tục kinh doanh. (Ảnh: Tuổi Trẻ).

Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ cho biết thêm một hướng khác, là khi hướng dẫn các luật, nếu thuộc phạm vi quản lí của một bộ thì chỉ ban hành một nghị định hướng dẫn, tránh tình trạng một luật ban hành hàng chục nghị định. Điều này cũng áp dụng tương tự với các thông tư. 

Ông cho rằng nếu không cắt giảm như vậy thì rất mất thời gian và nguồn lực của Chính phủ. Đơn vị thuộc các bộ cũng cần phải vào cuộc tích cực, chặt chẽ, tránh tính trạng "cắt cái này mọc cái khác".

Trưởng Ban Pháp chế của VCCI - ông Đậu Tuấn Anh, cho biết thực tế đang có xu hướng các bộ tách ra để ban hành nhiều văn bản thay vì gom lại, khiến quy trình trở nên tốn kém và hệ thống pháp luật trở nên phức tạp. Ông cho rằng vấn đề không chỉ nằm ở điều kiện kinh doanh hay thủ tục hành chính. 

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng cho rằng cần hạn chế việc ban hành các thông tư, tiến tới làm sao ban hành nghị định mà không cần thông tư hướng dẫn. Theo Bộ trưởng, các thông tư không được lấy ý kiến kĩ lưỡng như ở cấp nghị định hay luật, nên "loằng ngoằng nhiều ở thông tư". 

Nếu không áp dụng nguyên tắc "một đổi một, một đổi hai" thì người dân và doanh nghiệp phải tiếp cận rất nhiều văn bản, mới nắm được hết các quy định.

Bộ trưởng đề nghị đồng thuận với cách tiếp cận này, để thực thi quyết liệt theo tinh thần Chính phủ kiến tạo.

"Khi ban hành Nghị định thay thế Nghị định 38, Bộ Y tế cắt giảm tới trên 90% các mặt hàng kiểm tra an toàn thực phẩm, nhưng số người bị đau bụng đâu có tăng lên. Như vậy là cắt giảm thủ tục mà vẫn bảo đảm quản lí Nhà nước", Bộ trưởng nhắc tới một ví dụ cải cách thành công.

"Đây là vấn đề rất quan trọng, Thủ tướng rất mong đợi. Cách tiếp cận mới và khó, nhưng khó mới triệt để được và tinh thần đưa ra là phải làm được", Bộ trưởng nhấn mạnh.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.