'Chi phí chăm trẻ 3 tháng tuổi ở lớp hết khoảng 3,5 triệu đồng/tháng'

Theo một cô giáo mầm non ở Hà Nam, nếu hạch toán chi phí để chăm nuôi một trẻ 3 tháng tuổi ở lớp sẽ hết khoảng 3,5 triệu đồng/tháng. 
chi phi cham tre 3 thang tuoi o lop het khoang 35 trieu dongthang Dự thảo nhận trông trẻ từ 3 tháng tuổi: Có cần thêm Luật GD Mầm non?
chi phi cham tre 3 thang tuoi o lop het khoang 35 trieu dongthang Hải Dương: Mua sách tham khảo để đánh giá thi đua của trường, Phòng GD&ĐT nhận sai
chi phi cham tre 3 thang tuoi o lop het khoang 35 trieu dongthang Dự thảo cho phép trẻ 3 tháng tuổi được 'đi lớp': Liệu có trả đủ lương cho giáo viên?
chi phi cham tre 3 thang tuoi o lop het khoang 35 trieu dongthang Tuyển sinh lớp 6: 'Kiểm tra năng lực' và 'kiểm tra kiến thức' khác nhau như thế nào?

Thời gian gần đây, dư luận đang rất quan tâm trước thông tin Bộ GD&ĐT lấy ý kiến dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung năm 2017. Trong đó, sửa đổi khoản 2, khoản 3 điều 25 quy định: Trường mầm non, nhóm lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi.

Chi phí trông trẻ 3 tháng tuổi là bao nhiêu?

Trao đổi với chúng tôi, cô giáo Lê Thị Minh Phương - Hiệu trưởng Trường Mầm non Hiệp Hòa (Hà Nam) cho biết, nhà trường chưa nhận trông bất cứ trường hợp nào trẻ mới 3 tháng tuổi mà thường nhận trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên. Các trường hợp trẻ đã biết đi cho dù mới chỉ được 11, 12 tháng tuổi, nhà trường vẫn nhận trông.

chi phi cham tre 3 thang tuoi o lop het khoang 35 trieu dongthang
Để chăm nuôi các cháu mầm non, cô giáo phải rất vất vả. Ảnh minh họa: Báo Tuyên Quang.

Cô giáo này tâm sự: "Việc chăm trẻ mầm non phải chú ý tới vấn đề ăn uống, ngủ nghỉ của các con. Riêng đối với các đối tượng trẻ mới 3 tháng tuổi, thời kì trẻ còn rất non nớt chưa thể đi hay nói được, giáo viên sẽ vô cùng vất vả và mất rất nhiều thời gian, công sức. Mỗi lớp, hai cô giáo sẽ chỉ trồng được từ 3 - 4 trẻ chứ không thể trông được nhiều.

Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, chi phí trung bình mỗi tháng khoảng 1,5 triệu đồng/trẻ bao gồm ăn uống. Nếu cả xe đưa đón thì thêm 300.000 đồng nữa là 1,8 triệu đồng/trẻ/tháng. Còn với trẻ 3 tháng tuổi, cứ sau khoảng 2 giờ đồng hồ là cho trẻ ăn một lần, công chăm sóc rất nhiều. Chi phí có thể lên tới khoảng 3,5 triệu đồng/trẻ/tháng".

Cũng theo cô Phương, đây là mức chi phí để trông trẻ ở vùng nông thôn một huyện ngoại thành của Hà Nam. Nếu ở các thành phố lớn khác như Hà Nội hay TP HCM, chi phí có thể lớn hơn mức tiền này.

Đây cũng là điều mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm, lo lắng.

Chị Nguyễn Thị Hiệp (SN 1987, trú tại Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ, bản thân là công nhân may ở một công ty tư nhân, khi sinh con được khoảng hơn 3 tháng chị đã có ý định gửi con vào một trường mầm non tư thục ở địa phương để đi làm lại. Nhưng khi tìm hiểu mức học phí mà nhà trường đưa ra, chị này "giật mình" khi nếu gửi trẻ thì sẽ tốn 3 triệu đồng/tháng.

"Với mức lương lao động phổ thông chỉ hơn 3 triệu đồng/tháng của cả hai vợ chồng, chi tiêu tằn tiện chỉ đủ nuôi con chứ không dư giả gì. Nếu gửi con sớm để đi làm lại thì cũng tiện. Nhưng với mức chi phí gửi trẻ mà trường họ đưa ra đã chiếm gần hết lương tháng của mình, tôi đã cho cháu ở nhà nhờ bà ngoại trông chứ chưa gửi đi lớp", chị Hiệp nói thêm.

Là một người lao động tự do trú tại huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), chị Nguyễn Thị Hiên (SN 1990) quan điểm, do không có chế độ chính sách gì của Nhà nước về nghỉ thai sản nên chị đã quyết định gửi con đi lớp ở một cơ sở giữ trẻ tư thục ở gần nhà khi con chưa đầy 6 tháng tuổi. Chi phí mỗi tháng hết gần 3 triệu đồng, vợ chồng chị vẫn cố gắng đi làm để gửi con do ông bà nội ngoại đều ở xa, không có ai chăm sóc nên phải cho gửi trẻ.

Tập trung chăm sóc trẻ trong 1.000 ngày đầu đời

Chia sẻ về điều này, BS Nguyễn Trọng An - Nguyên Phó cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho rằng, Bộ GD&ĐT đã ra quy định phù hợp với thực tế.

chi phi cham tre 3 thang tuoi o lop het khoang 35 trieu dongthang
BS Nguyễn Trọng An. Ảnh: NVCC.

Ông cho hay, Đề án "Chăm sóc cho sự phát triển toàn diện của trẻ em ưu tiên những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2017 - 2025" ông vừa hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (chi tiết xem Tại đây). Đây cũng là nỗ lực của cá nhân ông cùng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em với sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), làm sao cho trẻ em được chăm sóc từ khi còn trong bụng mẹ cho tới khi ra đời.

"Trước đây, chúng ta đã có hệ thống nhà trẻ chăm sóc trẻ từ 2 tháng tuổi vì bà mẹ chỉ được nghỉ thai sản 2 tháng. Trẻ được chăm sóc cho tới hết 36 tháng và chuyển lên lớp mẫu giáo. Sau này khi thay đổi về chế độ chính sách, trẻ thường được gửi vào các trường mầm non. Ở một số trường tư thục vẫn còn hiện tượng trẻ bị bạo hành gây bức xúc xã hội.

Nhiều trường hợp trẻ tử vong vì các nguyên nhân như sặc cháo, sữa hoặc tai nạn thương tích khác do còn quá bé, các cô giáo thì thiếu kỹ năng xử lý. Do đó, việc này cần phải đưa vào luật chăm sóc trẻ ngay từ khi sinh ra. Hệ thống nhà trẻ cần được khôi phục lại, luật đưa ra là từ 6 tháng nhưng có một số trường hợp có thể gửi trẻ lúc 3 tháng thì vẫn phù hợp với xu hướng toàn cầu. Tức là tập trung chăm sóc trẻ trong 1.000 ngày đầu đời.

Đi kèm với đó, hệ thống các thầy cô giáo và cơ sở vật chất cũng cần phải đảm bảo cho việc chăm sóc trẻ dưới 36 tháng tuổi", BS Nguyễn Trọng An nói thêm.

chi phi cham tre 3 thang tuoi o lop het khoang 35 trieu dongthang Dự thảo nhận trông trẻ từ 3 tháng tuổi: Có cần thêm Luật GD Mầm non?

Theo bà Ninh Thị Hồng - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, do tính chất đặc thù của bậc học ...

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.