Ngày 11/12, hội thảo 'Góp ý dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi' do Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội. Nhiều ý kiến tham luận đến từ các chuyên gia giáo dục có uy tín đã được phát biểu và cùng thảo luận.
Toàn cảnh hội thảo ngày 11/12 tại Hà Nội. Ảnh: Đình Tuệ. |
GS.TSKH Ngô Việt Trung, Viện Toán học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ) đặt câu hỏi, một chương trình nhiều bộ SGK khi đưa vào các cơ sở giáo dục do phụ huynh, học sinh và các trường quyết định thì có thực tế không?
"Chúng ta sẽ thấy ngay, SGK nào đưa vào dạy ở trường nào là do đồng tiền quyết định. Đầu tiên là chạy đua để đọc duyệt, sau đó chạy đua vào các nhà trường giống như các cơ sở kinh doanh đưa đồng phục, bán sữa vào.
Tất cả những chuyện đó gây ra lộn xộn, và cuối cùng khi sử dụng SGK không tốt, kết quả thi không đảm bảo, ai sẽ chịu trách nhiệm? Có rất nhiều SGK, vấn đề ở đây là có rất nhiều khâu để quyết định sách nào dạy trong nhà trường, ai là người quyết định?
Tôi hi vọng Bộ GD&ĐT hãy xem xét lại chuyện này. Bộ nên cử ra những chuyên gia tốt nhất, bộ SGK đó sẽ được đưa ra lấy ý kiến toàn bộ chuyên gia, nhà giáo. Chúng ta từ xưa đến nay đưa nhiều ý kiến, dân chủ nhưng trong chuyện này chúng ta nên lấy chất lượng làm đầu. Tôi đề nghị Bộ nên nghiêm khắc và cho rằng phương án làm sách của 20 năm trước vẫn mang lại hiệu quả tốt", GS Ngô Việt Trung cho biết.
GS.TSKH Ngô Việt Trung, Viện Toán học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam). Ảnh: Đình Tuệ. |
Cũng theo GS Trung, có những điều rất bất cập, nếu chúng ta nhìn vào xã hội lộn xộn chính do chúng ta có quá nhiều cải cách, quá nhiều thay đổi. Ngành giáo dục gần 20 năm đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là SGK không thay đổi, bao nhiêu thế hệ vẫn sử dụng được, tại sao lại có sự thay đổi như vậy? Ông cho rằng, nền giáo dục giống như 'con thỏ' được đưa ra thí nghiệm, hết thay đổi này đến thay đổi khác.
Vị Giáo sư Toán học cũng nhấn mạnh, trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới, chương trình giáo dục sẽ giảm thời lượng tất cả các môn, nhất là môn Toán. Trong khi ở Thái Lan, môn Toán có thời lượng giảng dạy cao gấp đôi nước ta.
TS Lê Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Phát triển Giáo dục Trí tuệ Việt Nam. Ảnh: Đình Tuệ. |
Chia sẻ tại hội thảo, TS Lê Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Phát triển Giáo dục Trí tuệ Việt Nam cho rằng, dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi có điều 41 về nội dung giáo dục thường xuyên được thực hiện trong các chương trình, gồm vừa học vừa làm, học từ xa, tự học, tự học có hướng dẫn… Tuy nhiên, phần cấp phép và hoạt động chưa thấy rõ hình thức giáo dục được thế giới, đặc biệt là châu Âu, Mỹ, công nhận, đó là giáo dục tại nhà (tiếng Anh là 'home schooling').
"Với hình thức này, bố mẹ có thể dạy con dựa vào chương trình chung trên Internet do Bộ GD&ĐT hoặc tỉnh quy định. Một người mẹ tốt vẫn hơn một người thầy tốt. Nếu có kĩ năng và nghiệp vụ, mẹ có thể dạy và hiểu con hơn người thầy tát con 231 cái. Việc dạy học tại nhà phải được đưa ra tại Luật Giáo dục và được công nhận”, TS Lan Anh cho hay.
Trước đó, một số chuyên gia dẫn điều 18 của Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học và quy định tại khoản 3, điều 11, Luật Giáo dục, cho rằng việc phụ huynh không cho con đến trường là không phù hợp luật.
Còn theo GS.TS Nguyễn Ngọc Phú, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, ở điều 28, mục tiêu của giáo dục phổ thông: “Đảm bảo cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vòa cuộc sống lao động”.
GS Phú khẳng định, điều này cần ghi rõ các trường THCS phải định hướng nghề nghiệp tốt cho học sinh vào những năm cuối cấp. Ví dụ ở Pháp, học kì 2 của năm lớp 9, giáo viên phải đánh giá và cho học sinh phương án nên đi theo hướng nào, sau đó thảo luận với phụ huynh để chốt. Học sinh có thể học nghề hay vào đại học, hoặc theo hướng nghiên cứu, kĩ thuật? Nước ta cũng nên học tập cách làm này.
Đề thi tham khảo THPT quốc gia 2019 môn Giáo dục công dân của Bộ GD&ĐT
Dưới đây là đề thi tham khảo THPT quốc gia 2019 môn Giáo dục công dân do Bộ GD&ĐT mới công bố, các em học ... |
Giáo viên tư vấn cách học các môn để chinh phục kì thi vào lớp 10 năm 2019 tại Hà Nội
Làm sao để có được cách học hiệu quả các môn thi vào lớp 10 năm 2019 chính là lo lắng của không ít em ... |
Vụ trẻ 4 tuổi bị buộc dây vào người: 'Chỉ nên rút kinh nghiệm chứ không nên kỉ luật cô giáo'
Theo lãnh đạo Công đoàn Giáo dục Việt Nam, ở sự việc bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị buộc dây vào người do ... |
Còn nhiều sinh viên ra trường vẫn không nắm rõ Luật Lao động để bảo vệ quyền lợi của mình
Đó là ý kiến được chuyên gia chỉ ra để nói về thực trạng hiện nay, có không ít sinh viên khi ra trường còn ... |