Hôm nay (21/11), hội nghị "Nguồn sử dụng lao động năm 2018: Hợp tác doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo và tuyển dụng" do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức tại Hà Nội.
Các đại biểu tham dự hội nghị ngày 21/11. Ảnh: NC. |
Báo cáo của VCCI chỉ rõ, tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp đã giảm từ 24% năm 2012 xuống còn 20% năm 2017. Tỉ lệ lao động trình độ cao đẳng, đại học có xu hướng tăng.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, hiện nay phân luồng học sinh sau THPT đi học nghề mới đạt từ 8 - 10%, vì thế trong thời gian tới phân luồng là xu hướng thúc đẩy quan trọng. Và để đẩy mạnh xã hội hóa trong đào tạo nghề, đối tác công tư là quan trọng để giải quyết mối quan hệ xưởng - trường. Bởi thực tế hiện nay việc học chay vẫn còn nhiều.
Là người từng tham gia nhiều chương trình tư vấn hướng nghiệp, bà Cao Thị Quỳnh Châu, Trưởng phòng nhân sự Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội) cho biết, các sinh viên sau khi ra trường nhưng chưa có những hiểu biết cần thiết về Luật Lao động, liên quan đến những nghĩa vụ, quyền lợi “sát sườn” của bản thân. Từ đó phát sinh những tranh chấp lao động không đáng có.
“Các sinh viên học điều dưỡng, có thể học trung cấp, cao đẳng, đại học, hoặc cao học về điều dưỡng. Sau khi học xong, sinh viên cần có 9 tháng thực hành nghề mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Ban đầu sẽ ký hợp đồng thực hành nghề, sau đó mới là hợp đồng chính thức theo quy định của Bộ Y tế. Hay những bạn học Y nếu muốn hành nghề phải đảm bảo không nhiễm các bệnh truyền nhiễm.
Tuy nhiên, nhiều sinh viên vẫn không nắm được những nội dung này, không có sự chuẩn bị dẫn đến những đáng tiếc khi xin việc. Mới đây khi làm một khảo sát với 500 sinh viên, thì chỉ có duy nhất 1 cánh tay đưa lên khi được hỏi biết những gì về quy định trong Luật Lao động", bà Quỳnh Châu chia sẻ.
Sinh viên Trường Cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội trong một giờ thực hành có giảng viên hướng dẫn. Ảnh minh họa: NC. |
Theo ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, vai trò của doanh nghiệp trong nâng cao chất lượng đào tạo nghề đã được quan tâm từ nhiều năm qua.
“Thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp, chúng tôi triển khai nhiều hoạt động đào tạo gắn kết doanh nghiệp nhưng vẫn chưa chặt chẽ, doanh nghiệp chưa thấy quyền lợi của mình khi tham gia đào tạo. Trong khi đó, các trường chưa thực sự lăn lộn, mời doanh nghiệp tham gia vào hoạt động của nhà trường. Cho nên người học ra trường vẫn bị doanh nghiệp đánh giá chưa đáp ứng được yêu cầu.
Để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, Bộ đã chỉ đạo xây dựng đề án nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong thời gian tới. Chuẩn hóa các điều kiện đào tạo, trong đó có chuẩn hóa điều kiện giáo viên phải biết được cả lý thuyết và thực hành; chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo thiết bị, cơ sở vật chất. Chương trình đào tạo có sự tham gia của các doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng nhận sinh viên đến thực tập...”, ông Minh cho hay.
'Ngày đồng cảm': Phụ huynh 'đổi vai' làm giáo viên đứng trên bục giảng
Được 'đổi vai' làm giáo viên dạy học sinh trong một ngày, nhiều phụ huynh đã thực sự thấu hiểu nỗi vất vả của nghề ... |
Cô giáo 25 năm dạy tiểu học có trẻ hòa nhập ngấn lệ trước món quà 20/11 của học trò
Khóe mắt cô giáo Lê Bích Nga, giáo viên lớp 3A1 trường Tiểu học Bình Minh (Hà Nội) đã ngấn lệ khi kể lại những ... |
Học trò nhỏ bẽn lẽn tặng hoa cô giáo trong lễ mít tinh kỉ niệm ngày 20/11
Sáng 20/11, nhiều trường tổ chức lễ mít tinh kỉ niệm 36 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Nhân dịp này, phụ huynh và học ... |
Học trò muốn tặng món quà gì cho thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11?
Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 đã đến, mỗi học sinh đều đã có những kế hoạch riêng để chọn những món quà ý nghĩa, ... |