Cô giáo 25 năm dạy tiểu học có trẻ hòa nhập ngấn lệ trước món quà 20/11 của học trò

Khóe mắt cô giáo Lê Bích Nga, giáo viên lớp 3A1 trường Tiểu học Bình Minh (Hà Nội) đã ngấn lệ khi kể lại những tình cảm mà các em học sinh dành cho mình, trong đó có trẻ hòa nhập.
co giao 25 nam day tieu hoc co tre hoa nhap ngan le truoc mon qua 2011 cua hoc tro 25 năm 'đưa đò' chắp cánh cho những 'vầng trăng khuyết' của trường Tiểu học Bình Minh
co giao 25 nam day tieu hoc co tre hoa nhap ngan le truoc mon qua 2011 cua hoc tro Nữ sinh 'khoe sắc' trong lễ kỉ niệm 40 năm thành lập trường THPT Hoài Đức B
co giao 25 nam day tieu hoc co tre hoa nhap ngan le truoc mon qua 2011 cua hoc tro Hàng nghìn học sinh hào hứng với nghệ thuật tuồng tại trường THPT Hoài Đức B
co giao 25 nam day tieu hoc co tre hoa nhap ngan le truoc mon qua 2011 cua hoc tro Nữ sinh Trường THPT Hoài Đức B đẹp rạng ngời trong lễ tri ân và trưởng thành lớp 12

Hiện lớp cô Bích Nga dạy chủ yếu là học sinh tiểu học, một số em là học sinh hòa nhập. Tuy nhiên, các cháu hòa nhập cũng đáp ứng được yêu cầu học tập của một số bộ môn nhất định. Cô Bích Nga đã có những chia sẻ với chúng tôi về những câu chuyện nghề, chuyện đời xúc động nhân dịp kỉ niệm 36 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, nhất là về những em học trò đặc biệt của mình.

Đến với nghề giáo chỉ vì chữ 'duyên'

co giao 25 nam day tieu hoc co tre hoa nhap ngan le truoc mon qua 2011 cua hoc tro
Cô giáo Lê Thị Bích Nga, giáo viên lớp 3A1 trường Tiểu học Bình Minh (Hà Nội). (Ảnh: Đình Tuệ).

- Là một giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm, cô có phương pháp gì đặc biệt để giúp trẻ hòa nhập có thể tăng khả năng tiếp thu kiến thức trên lớp?

Từ ngày thành lập trường đến nay đã tròn 25 năm, tôi cùng các thế hệ thầy cô luôn tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nói chung. Một số học sinh hòa nhập trong lớp tôi thì mỗi cháu đều có những hoàn cảnh khác nhau, khiếm khuyết về mặt trí tuệ một chút so với trẻ bình thường.

Phương pháp giáo dục của chúng tôi là khi phân chỗ ngồi, các em học sinh khá, giỏi của lớp sẽ ngồi cạnh những em học sinh khuyết tật, hòa nhập. Người xưa đã có câu 'Học thầy không tày học bạn'.

Trên lớp, các em cần biết yêu thương và giúp đỡ các bạn. Trẻ hòa nhập tùy từng em sẽ có những sự tiến bộ, bắt kịp với các bạn cùng lớp ở mức độ nào thì đều được chúng tôi ghi nhận đến đó.

Những em học khá, giỏi trong lớp sẽ giúp đỡ bạn hòa nhập từ những sinh hoạt hàng ngày như sắp xếp đồ đạc, sách vở sao cho ngăn nắp, lúc ăn cơm trưa, lúc chuẩn bị đi ngủ... Đặc biệt là trong học tập, các em hòa nhập không phải môn học nào cũng tiến bộ đồng đều.

Ví dụ, có những em có khả năng học được Toán. Với trình độ lớp 3, các em chưa chia được số có hai chữ số (thực chất là kiến thức Toán lớp 4), có em hòa nhập đã có khả năng làm được. Nhưng ngược lại, môn Tiếng Việt thì các em lại gặp khó khăn như về phát âm, chữ viết.

Có những trường hợp trẻ hòa nhập có nét viết chữ rất đẹp, sạch sẽ như trẻ bình thường nhưng lại không có khả năng tiếp thu tốt kiến thức môn Toán. Những câu hỏi về cuộc sống mà các em hỏi, chúng tôi cũng cố gắng trả lời sao cho dễ hiểu nhất. Điều quan trọng là ở trong một lớp học, các em biết yêu thương lẫn nhau. Ngay từ trong lớp học, các em phải làm tốt thì khi ở nơi khác các em mới tỏa sáng được.

- Với những học sinh hòa nhập chắc hẳn cũng sẽ cho cô không ít kỉ niệm đáng nhớ?

co giao 25 nam day tieu hoc co tre hoa nhap ngan le truoc mon qua 2011 cua hoc tro
Nhận món quà là bức tranh do tự tay em Lê Trí Tường vẽ tặng khiến cô Lê Bích Nga cảm thấy xúc động vô cùng. (Ảnh: Đình Tuệ).

Trong ngần ấy năm gắn bó với ngôi trường này, thực sự tôi có rất nhiều kỉ niệm. Với trẻ tiểu học, các em có thể viết được tấm thiệp mừng cô 20/11, tặng bó hoa hay hát những bài hát mà các em yêu thích để tặng cô. Tuy nhiên, với trẻ hòa nhập thì khó có thể tự làm được những món quà như vậy.

Dịp 20/11 này, có một em học sinh là trẻ hòa nhập có lên lớp gặp tôi. Thái độ có phần rụt rè, tôi hỏi: 'Con có việc gì cần cô giúp không mà lại lên bàn của cô?'. Em đó nói rằng có một bức tranh đã tự vẽ để tặng cô. Trân trọng tấm lòng chân thành và lời nói thật thà của em học sinh này, tôi mở bức tranh ra và thấy ngỡ ngàng vì bức tranh vẽ rất đẹp. Một sản phẩm tự làm của một học sinh hòa nhập không thua kém gì bạn bè cùng trang lứa.

Tôi thực sự thấy rất cảm động, đó là tình cảm mà học sinh dành cho tôi. Những bài học về tình người mà thầy cô giảng trên lớp đã được các em thẩm thấu, hiện thực hóa trong những đồ vật tưởng chừng rất giản dị như bức tranh kia làm tôi rất mừng. Chính tình cảm của em học trò đó đã giúp tôi vượt trên mọi khó khăn của nghề để làm tốt hơn nhiệm vụ mà ngành giáo dục, phụ huynh tin tưởng, gửi gắm.

- Dạy lớp tiểu học có một số trẻ hòa nhập sẽ vô cùng khó khăn. Vậy có tình huống nào trên lớp đã khiến cô phải đau đầu giải quyết không?

co giao 25 nam day tieu hoc co tre hoa nhap ngan le truoc mon qua 2011 cua hoc tro
Với cô Nga, dù là học sinh bình thường hay trẻ hòa nhập thì tình yêu thương luôn được ưu tiên hàng đầu để giáo dục các em. (Ảnh: Đình Tuệ).

Thực tế cho thấy, dạy trẻ hòa nhập khó khăn hơn nhiều trẻ bình thường vì các em có sự chú ý không cao. Giả sử, khi cô giáo muốn phát triển kiến thức thì các em hòa nhập có em sẽ không nắm bắt được và làm việc riêng như nghịch sách vở. Khi đó, giáo viên phải bao quát lớp, em nào có biểu hiện, hành động ra sao là biết ngay để nhắc nhở. Có những lúc các em quậy phá, hò hét lớn tiếng rồi chạy ra ngoài, các cô lại phải chạy theo và khuyên bảo nhẹ nhàng, dỗ dành cho các em trở về lớp rồi nghe giảng tiếp, lâu dần cũng thành quen.

Đối với trẻ hòa nhập lại càng phải nhẹ nhàng, cảm hóa các em bằng tình yêu thương. Các em chỉ cần hiểu được một khía cạnh của bài học là cô giáo đã phải động viên rồi. Chúng tôi không đặt nặng vấn đề các em phải hiểu hết, hiểu được đến đâu hay đến đó.

Khi nghe các em gọi mẹ xưng con, trong lòng tôi lại như được tiếp thêm lửa yêu thương. Chỉ khi coi các em như con của mình, dùng tình thương yêu để hướng dẫn, bảo ban thì chúng mới chịu nghe lời chứ không phải bằng đòn roi. Nhiều em khi tốt nghiệp lên học các cấp học cao hơn khi gặp lại cũng đều xưng hô thân mật như vậy, tôi cũng cảm thấy ấm lòng.

- Tại sao cô lại chọn vào ngành sư phạm, nhất là dạy trẻ tiểu học và cả trẻ hòa nhập?

co giao 25 nam day tieu hoc co tre hoa nhap ngan le truoc mon qua 2011 cua hoc tro
Từng ánh mắt, nụ cười và sự trưởng thành của trẻ mỗi ngày chính là món quà quý giá nhất với các thầy cô giáo. (Ảnh: Đình Tuệ).

Gia đình tôi thì không có ai theo nghiệp sư phạm. Nhưng ngay từ thuở bé, tôi có ý thích muốn trở thành cô giáo vì thần tượng cô giáo của mình. Về nhà thì chơi trò cô giáo và tự dạy học cho mình.

Trong thời gian còn làm Tổng phụ trách Đội ở phường tại quê nhà Hải Phòng thời còn trẻ, khi tiếp xúc với các em đội viên để hoạt động trong 3 tháng hè đã thôi thúc tôi đi theo nghề giáo viên. Đây là quãng thời gian rèn cho tôi kĩ năng về hoạt động Đội và sinh hoạt tập thể rất quý.

Sau khi về trường Tiểu học Bình Minh dạy học, tôi cũng hỗ trợ nhà trường về công tác Đội, giáo dục truyền thống của nhà trường cho các em học sinh. Dù biết theo nghề sẽ vất vả, thu nhập cũng chả dư dả gì nhưng bố mẹ tôi cũng vẫn ủng hộ con làm giáo viên.

Có kinh qua khó khăn, vất vả mới làm cho con người ta cảm nhận được giá trị của sự cố gắng, càng trân quý thêm nghề giáo viên. Gia đình và cả ông xã tôi cũng rất tự hào và luôn ủng hộ để tôi có nhiều thời gian học tập, trau dồi chuyên môn.

Vận dụng công nghệ vào giảng dạy để nâng cao hiệu quả

co giao 25 nam day tieu hoc co tre hoa nhap ngan le truoc mon qua 2011 cua hoc tro
Cô Nga thừa nhận tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, nhưng phải thật chú ý khi sử dụng mạng xã hội. (Ảnh: Đình Tuệ).

- Ngày nay, khi công nghệ phát triển và cách giao tiếp giữa thầy cô với phụ huynh có thể qua mạng xã hội, cô có quan điểm ra sao về việc này?

Với giáo viên chúng tôi không phải đơn thuần là làm việc 8 tiếng như những ngành nghề khác. Bởi khi dạy học thì phải cung cấp kiến thức cho các em, ngoài giờ học thì phải chấm bài, nhận xét, làm các loại sổ sách, soạn giáo án... Tìm hình ảnh phục vụ cho bài giảng của mình cho học sinh dễ hiểu bài. Tác dụng của việc áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là rất quan trọng, thiết thực.

Còn về mạng xã hội thì cũng rất đa chiều, nhiều góc nhìn. Cùng một sự việc nhưng trước khi đưa lên mạng thì ta cũng cần phải kiểm chứng. Nếu vấn đề được giải quyết trong phạm vi lớp thôi thì đơn giản, nếu đưa lên mạng đôi khi thành phức tạp không cần thiết. Cho nên, giáo viên cần động viên, nhẹ nhàng và giải quyết sự việc ngay trên lớp.

Tuy nhiên, giáo viên vẫn cần tham gia mạng xã hội để cập nhật thông tin. Trường cũng có một trang fanpage riêng là nơi lưu trữ, trao đổi các thông tin, hình ảnh hoạt động của nhà trường, thầy cô, các em học sinh cũng đều đưa lên để mọi người cùng biết.

Mỗi ngày giáo viên cũng cần lên mạng xã hội từ 1 - 2 lần để cập nhật thông tin. Nếu có sự vụ gì phát sinh ở một trường nào đó, BGH nhà trường cũng sẽ họp lại để rút kinh nghiệm chung cho các thầy cô biết cách phòng tránh, xử lý.

- Cô có hay gặp lại các em học sinh cũ của mình hay không? Nhất là những em học khóa đầu tiên hiện giờ có công tác trong ngành giáo dục?

Để có được cơ ngơi và thành quả như ngày hôm nay, ít ai biết rằng giai đoạn đầu của trường đã phải trải qua bao nhiêu gian nan, vất vả của cả thầy và trò. Vừa dạy dỗ các em vừa đưa vào nề nếp bán trú. Đây là mô hình bán trú đầu tiên tại Hà Nội. Sau bao năm, những lứa học sinh khóa đầu tiên thì giờ cũng ngoài 30 tuổi rồi. Các em đã có những thành công nhất định trong công việc và cuộc sống.

co giao 25 nam day tieu hoc co tre hoa nhap ngan le truoc mon qua 2011 cua hoc tro
Cô giáo Bích Nga (thứ 3 từ phải sang) là một trong 9 giáo viên của trường nhận danh hiệu 'Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở' do lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội trao tặng hôm 18/11. (Ảnh: Đình Tuệ).

Trong đó, cũng có một số em công tác trong ngành giáo dục, khi gặp lại chúng tôi thì dù là đồng nghiệp nhưng vẫn rất lễ phép gọi cô xưng con, y như nếp học từ ngày xưa đến nay. Ngoài ra, cũng có một số em đi theo những ngành nghề, lĩnh vực công tác khác nhau.

Ví dụ, MC Mai Ngọc, người được nhớ tới với biệt danh 'Cô gái thời tiết' của Đài truyền hình Việt Nam, cựu học sinh niên khóa 1996 - 2001 của trường cũng về dự lễ kỉ niệm 25 năm ngày thành lập trường mới đây...

- Để gửi những lời nhắn nhủ của mình nhân ngày 20/11, cô sẽ nói gì?

Góc độ cá nhân, tôi chỉ mong muốn các bậc phụ huynh hãy hiểu và thông cảm, đồng hành với công việc, nhiệm vụ của các giáo viên nói chung. Người thầy cô hiện nay không chỉ dạy kiến thức mà còn dạy các em về đạo đức, về cách ứng xử ngay trên lớp.

Cô giáo vừa là cô giáo lại vừa là mẹ dạy dỗ các em. Việc chăm sóc và giáo dục các em học sinh sẽ rất hiệu quả nếu như có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Thấy các em học sinh ngày một trưởng thành và thành đạt, vẫn nhớ đến nhà trường và các thầy cô cũng chính là món quà vô giá với chúng tôi!

Xin cảm ơn cô về cuộc trò chuyện!

co giao 25 nam day tieu hoc co tre hoa nhap ngan le truoc mon qua 2011 cua hoc tro Ít nhất một nửa giáo viên hối hận vì chọn nghề giáo

Dù ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đang cận kề, nhưng thực tế vẫn còn giáo viên 'bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông' do ...

co giao 25 nam day tieu hoc co tre hoa nhap ngan le truoc mon qua 2011 cua hoc tro Thầy giáo mầm non 8x và 17 năm làm 'thầy nuôi dạy trẻ'

Sau khi học xong và về quê làm giáo viên mầm non từ năm 21 tuổi, đến nay thầy giáo Lại Công Hoan (SN 1980, ...

co giao 25 nam day tieu hoc co tre hoa nhap ngan le truoc mon qua 2011 cua hoc tro 25 năm 'đưa đò' chắp cánh cho những 'vầng trăng khuyết' của trường Tiểu học Bình Minh

Sau 25 năm xây dựng và trưởng thành, trường Tiểu học Bình Minh (Hà Nội) đã chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ học ...

co giao 25 nam day tieu hoc co tre hoa nhap ngan le truoc mon qua 2011 cua hoc tro Nữ sinh 'khoe sắc' trong lễ kỉ niệm 40 năm thành lập trường THPT Hoài Đức B

Hôm nay (17/11), trường THPT Hoài Đức B (Hà Nội) đã tổ chức thành công lễ kỉ niệm 40 năm thành lập trường và đón ...

co giao 25 nam day tieu hoc co tre hoa nhap ngan le truoc mon qua 2011 cua hoc tro 'Lương thấp lại chịu nhiều áp lực, có giáo viên phải bỏ nghề để đi xuất khẩu lao động'

Đó là câu chuyện được một giáo viên dạy phổ thông tại Hà Nội kể về người đồng nghiệp từng là giáo viên dạy giỏi ...

co giao 25 nam day tieu hoc co tre hoa nhap ngan le truoc mon qua 2011 cua hoc tro Hàng nghìn học sinh hào hứng với nghệ thuật tuồng tại trường THPT Hoài Đức B

Lần đầu tiên được tận mắt xem một số trích đoạn tuồng như Ngũ biến, Nghêu sò ốc hến... hàng nghìn học sinh trường THPT ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.