'Lương thấp lại chịu nhiều áp lực, có giáo viên phải bỏ nghề để đi xuất khẩu lao động'

Đó là câu chuyện được một giáo viên dạy phổ thông tại Hà Nội kể về người đồng nghiệp từng là giáo viên dạy giỏi Lịch sử, do nhiều áp lực nên phải đổi nghề đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.
luong thap lai chiu nhieu ap luc co giao vien phai bo nghe de di xuat khau lao dong Hình ảnh xúc động dưới mưa tại lễ kỉ niệm 45 năm thành lập trường THPT Phan Đình Phùng
luong thap lai chiu nhieu ap luc co giao vien phai bo nghe de di xuat khau lao dong Gắn camera có phải là giải pháp quyết định để chặn đứng nạn tiêu cực trong thi cử?
luong thap lai chiu nhieu ap luc co giao vien phai bo nghe de di xuat khau lao dong Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Các em học sinh, sinh viên cần có cả đức và tài
luong thap lai chiu nhieu ap luc co giao vien phai bo nghe de di xuat khau lao dong Buộc thôi học nếu sinh viên hoạt động mại dâm lần thứ 4: Ngôn từ không chuẩn, chồng chéo với luật khác

Tại hội thảo 'Áp lực lao động nghề nghiệp của giáo viên phổ thông hiện nay' được tổ chức ngày 16/11, nhiều ý kiến đã được chia sẻ thẳng thắn. Cô giáo Dương Thị Phương Thảo, giáo viên trường THCS Mạc Đĩnh Chi (Ba Đình, Hà Nội) đã chỉ ra một số những áp lực chính của người giáo viên.

luong thap lai chiu nhieu ap luc co giao vien phai bo nghe de di xuat khau lao dong
Cô giáo Dương Thị Phương Thảo, giáo viên trường THCS Mạc Đĩnh Chi. (Ảnh: Đình Tuệ).

Thứ nhất, áp lực về mặt thi cử

Tại sao giáo viên chúng tôi gọi những kỳ thi, kỳ thanh tra, kỳ thi giáo viên dạy giỏi, chúng tôi nói vui với nhau là chuẩn bị lên thớt. Đó chỉ là cách nói vui nhưng cho thấy mỗi một lần chúng tôi phải trải nghiệm các cuộc thi này quá áp lực và vất vả.

Cách đây 3 năm tôi thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, đầu tiên thi cấp quận. Khi thi cấp này tôi phải chuẩn bị hơn 1 tháng trời, phải đi khắp nơi 'tầm sư học đạo' để xem xây dựng tiết đó như thế nào. Thi xong cấp quận tôi nghĩ đã thở phào nhẹ nhõm, nghĩ có thể kê cao gối nằm ngủ. Nhưng vừa là may mắn, vừa là áp lực khi tôi được quận Ba Đình chọn làm một trong hai giáo viên xuất sắc tiếp tục đi thi thành phố. Đến kì thi thành phố, lần đầu tiên tôi trải nghiệm thế nào là áp lực nghề nghiệp.

Ngày 21/11 tôi phải thi, ngày 19/11 là sinh nhật đầu tiên của con gái thứ 2 của tôi. Trong khi tất cả các đồng nghiệp đang ngồi ăn liên hoan tưng bừng thì tôi vẫn phải ở trên phòng học trang trí, dặn dò một số học sinh cốt cán của mình. Đến giờ tôi vẫn không thể hiểu vì sao mình có thể trải qua tháng ngày đó.

Khoảng 19h ngày 19/11, tôi vẫn phải ở trường, tôi đã khóc, chưa bao giờ cảm thấy nghề này lại khổ sở áp lực như thế. Qua kì thi đó tôi thấy mình trưởng thành hơn nhiều nhưng tôi vẫn nhìn ở các đồng nghiệp của mình chịu áp lực mình đã trải qua đó.

Thứ hai, áp lực thi cử của học sinh

Đối với học sinh THCS đặc biệt với học sinh Hà Nội thi vào lớp 10 còn áp lực hơn cả đại học bởi Hà Nội có một kiểu đề riêng so với các tỉnh thành khác. Tôi là giáo viên chủ nhiệm của học sinh lớp 9, chúng tôi gánh trên vai nhiệm vụ là làm sao để 44 học sinh của lớp mình vượt qua kỳ thi ấy vào nguyện vọng một. Vì kết quả của kỳ thi ấy sẽ là kết quả đánh giá xếp hạng của trường, giáo viên. Chúng tôi áp lực lắm vì chương trình thì dài, kiểu thi lại đặc thù.

Hiện tại trung bình một tuần 3 buổi tôi phải ở lại phụ đạo thêm chứ không phải dạy thêm cho các học sinh, đến 19h mới về đến nhà. Đấy là áp lực thực sự. Nhưng chúng tôi không có cách nào khác bởi chỉ có làm như thế chúng tôi mới đạt được tiêu chí mà “bệnh thành tích” đặt ra. Bản thân chúng tôi nếu không vượt qua sẽ bị đánh giá về năng lực nghề nghiệp, bị đồng nghiệp trong trường, quận đánh giá vì đó là kết quả chung của trường.

Thứ ba, áp lực về kinh tế

Lương bổng giáo viên là áp lực rất nặng nề. Tôi ra trường từ năm 2004 nhưng đến cuối 2009 tôi mới thực sự vào biên chế. Đến giờ lương tháng của em là 4.754.000 đồng, thử hỏi các vị ở đây tôi sẽ sống như thế nào ở một thủ đô, một thành phố lớn?

Cũng may tôi có sự hỗ trợ của gia đình mới có thể bám trụ nghề. Không ít giáo viên không có sự ủng hộ của gia đình sẽ phải suy nghĩ về việc mình có thực sự tâm huyết với nghề không với mức lương như thế.

Thực trạng đó khiến chúng ta không thể trách được có những giáo viên buôn bán hàng qua mạng. Đúng ngày hôm nay một đồng nghiệp của tôi đã theo chồng xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, cô ấy là giáo viên dạy Lịch sử, 8 năm trong nghề, đã từng đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp quận.

Với giáo viên THCS Lịch sử là môn không thể dạy thêm nên lương cô ấy đến giờ mới 4,1 triệu đồng mà cô ấy thuê nhà, thì làm sao có thể trụ lại với nghề, nên chỉ có cách xuất khẩu lao động với chồng.

Trước đây cô ấy rất ao ước về nghề giáo nhưng vào rồi thì thấy quá nhiều bất cập đến mức phải bỏ nghề. Con số giáo viên chán nghề, muốn bỏ nghề mà thầy/cô dẫn ở trước, tôi nghĩ bây giờ còn cao hơn chứ không giảm.

Thứ tư, áp lực về chương trình mới

Năm 2020-2021 cấp THCS sẽ bắt đầu áp dụng chương trình mới nhưng đến nay rất đông giáo viên vẫn hoang mang, không biết cái mới ở đây là gì, bởi quá nhiều thông tin.

Đặc biệt đồng nghiệp dạy môn Vật lí, môn Sinh học của tôi họ chỉ biết tới đây sẽ có môn Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên nhưng cụ thể nó như thế nào, họ vẫn đang đoán già đoán non.

Ngoài ra, còn áp lực hồ sơ sổ sách: Đồng nghiệp của tôi ở Thái Nguyên kể, mỗi năm ngành giáo dục đưa một mẫu giáo án yêu cầu giáo viên không sử dụng giáo án cũ. Thực tế điều này rất bất cập, vô lý. Tại sao có chuyện mẫu giáo án nếu sai một từ là bị đánh giá năng lực giáo viên, tại sao có yêu cầu là trong giờ học cô không được khen học sinh là rất đúng – tức quá khen học sinh, tôi thấy điều đó là phản giáo dục. Đây là áp lực từ cấp quản lý cơ sở, từ hiệu trưởng, chuyên viên Phòng Giáo dục.

Chúng tôi lên lớp, có người dự giờ nhưng cứ phải lo toan mỗi lời mình thốt ra sau đó sẽ bị đồng nghiệp đánh giá, phê bình thì xin hỏi làm sao chúng tôi có thể phát huy được nghề nghiệp. Đây là nỗi bức xúc, uất ức trong này.

Đề xuất kiến nghị

Mong muốn giảm tải chương trình vì giờ chương trình quá nặng nhưng tại sao chúng tôi vẫn phải gánh trên vai vì vấn đề thi cử. Nếu thi cử không thay đổi thì chúng tôi không dám cắt giảm gì trong chương trình.

luong thap lai chiu nhieu ap luc co giao vien phai bo nghe de di xuat khau lao dong
Toàn cảnh hội thảo ngày 16/11. (Ảnh: Đình Tuệ).

Mong giảm tải về số tiết: Giáo viên tiểu học là 21 tiết, THCS là 19 tiết/ tuần. Đây là một con số tưởng chừng ít nhưng công việc hậu trường của 19 tiết ấy quá nhiều. Nếu giáo viên chỉ phải dạy 13-14 tiết, đảm bảo tiết nào học sinh chúng tôi cũng được vui như Tết khi lên lớp và giáo viên được đầu tư cho tiết học. Chương trình mới chúng tôi còn phải học nhiều hơn, với số tiết như này thì áp lực còn lớn hơn nữa.

Mong giảm tải hồ sơ, cái này liên quan đến giám hiệu quản lý và các phòng giáo dục. Tại sao bắt chúng tôi chép đến 80 trang của cuốn sổ chủ nhiệm chép tay trong khi tất cả danh sách hồ sơ học sinh, thông tin phụ huynh đã có trên máy tính. Tại sao không cho in ra mà bắt giáo viên phải chép. Rất tốn thời gian và vô lý từ năm nay đến năm kia. “Hãy cởi trói cho chúng tôi”.

Mong về chế độ lương bổng dù là ước mơ xa vời nhưng nên chăng mỗi nhà trường có chính sách nào đó để giáo viên cải thiện mức sống của mình.

Mong thay đổi quản lý của nhà trường, hãy giao cho giáo viên nhiều quyền tự chủ hơn, giống như trường tôi thầy hiệu trưởng giao nhiệm vụ không bao giờ soi xét từng hồ sơ sổ sách, thầy chỉ nói năm nay tôi muốn trường mình sẽ có bao nhiêu % học sinh thi đỗ lớp 10… có chỉ tiêu áp đặt nhưng quyền giao cho giáo viên tự chủ để đạt chỉ tiêu ấy. Các cấp quản lý trường mong cũng áp dụng như thế.

Trong lúc chưa thể thay đổi khách quan thì giáo viên cũng tự thay đổi bản thân phù hợp với yêu cầu thực tế hơn, để giảm áp lực cho chính mình.

luong thap lai chiu nhieu ap luc co giao vien phai bo nghe de di xuat khau lao dong Hình ảnh xúc động dưới mưa tại lễ kỉ niệm 45 năm thành lập trường THPT Phan Đình Phùng

Sáng 10/11, trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) đã tổ chức thành công lễ kỉ niệm 45 năm ngày thành lập trường, đón nhận ...

luong thap lai chiu nhieu ap luc co giao vien phai bo nghe de di xuat khau lao dong Cô trò trường Phan Đình Phùng sôi động trong điệu nhảy zumba điêu luyện

Khi tiếng nhạc cất lên, cả cô và trò trường Phan Đình Phùng đã cùng nhau hòa mình vào điệu nhảy zumba đầy điêu luyện ...

luong thap lai chiu nhieu ap luc co giao vien phai bo nghe de di xuat khau lao dong Tâm sự của tác giả bức tranh tường 'khủng' ở trường THPT Phan Đình Phùng

Theo họa sĩ Trần Nhật Thăng, mỗi phần của bức tranh tường ở cổng trường THPT Phan Đình Phùng được bài trí một cách có ...

luong thap lai chiu nhieu ap luc co giao vien phai bo nghe de di xuat khau lao dong Trường THPT Phan Đình Phùng 'thay áo mới' chuẩn bị bước sang tuổi 45

Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) là một trong các ngôi trường có kiến trúc đẹp và cổ kính của Thủ đô đã bước ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.