Ít nhất một nửa giáo viên hối hận vì chọn nghề giáo

Dù ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đang cận kề, nhưng thực tế vẫn còn giáo viên 'bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông' do nhiều áp lực khác nhau về nghề.
it nhat mot nua giao vien hoi han vi chon nghe giao Hình ảnh xúc động dưới mưa tại lễ kỉ niệm 45 năm thành lập trường THPT Phan Đình Phùng
it nhat mot nua giao vien hoi han vi chon nghe giao Cô trò trường Phan Đình Phùng sôi động trong điệu nhảy zumba điêu luyện
it nhat mot nua giao vien hoi han vi chon nghe giao Tâm sự của tác giả bức tranh tường 'khủng' ở trường THPT Phan Đình Phùng
it nhat mot nua giao vien hoi han vi chon nghe giao Trường THPT Phan Đình Phùng 'thay áo mới' chuẩn bị bước sang tuổi 45

Theo TS. Phạm Thị Kim Anh (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), giáo viên phổ thông hiện nay đang phải chịu áp lực từ nhiều phía như trong công việc giảng dạy, hồ sơ sổ sách, các cuộc thi, thu nhập, từ phụ huynh, dư luận xã hội... Tất cả đều tác động đến tâm tư, sự nhiệt huyết và lòng yêu nghề của giáo viên.

it nhat mot nua giao vien hoi han vi chon nghe giao
TS. Phạm Thị Kim Anh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. (Ảnh: Đình Tuệ).

"Nghiên cứu từ một số nước châu Âu, Mỹ và ở Australia cho biết khoảng 1/3 giáo viên bỏ nghề sau những năm đầu đi dạy. Tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu Nguyễn Trọng Bình, Vũ Trọng Rỹ về đề tài 'Giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông' đưa ra con số đáng suy ngẫm: 'Ít nhất một nửa giáo viên hiện nay không muốn làm nghề dạy học. Họ hối hận vì chọn nghề giáo'.

Trong nghiên cứu mới đây cho thấy, khi điều tra sinh viên sư phạm sau khi thực tập tại trường THPT, hơn 50% muốn đổi nghề nếu có cơ hội. Lý do chung của các em là giáo viên nhiều áp lực, cánh cửa vào nghề quá chật hẹp, vất vả và tốn kém. Thầy cô cũng phải hướng dẫn học sinh tham gia những cuộc thi mang tính 'núp bóng học trò' như giải Toán tiếng Anh trên mạng, giao thông thông minh, ý tưởng trẻ thơ...

Ngoài ra, từ giáo viên cho đến các nhà trường phổ thông cũng đều khổ sở, bội thực vì báo cáo, hồ sơ, sổ sách. Chỉ tính riêng sổ sách cũng đã nhiều loại như sổ báo giảng, sổ dự giờ, sổ chuyên môn, sổ ghi điểm, đề kiểm tra, các báo cáo định kì... Những hồ sơ dạng này chiếm quá nhiều thời gian của giáo viên. Họ không còn thời gian nghiên cứu bài vở, gây ức chế tâm lý cho giáo viên", TS Kim Anh phân tích.

Cũng theo vị nữ tiến sĩ, 'bệnh thành tích' trong giáo dục chính là nguyên nhân dẫn đến 'thầy không ra thầy, trò không ra trò', thậm chí thầy phải đồng lõa với cái xấu trong nghề. Vì vậy, những câu chuyện xót xa mới xuất hiện như phụ huynh xin cho con ở lại lớp vì học kém cũng không được. Bởi lẽ, giáo viên bị ép duy trì sĩ số, phải đảm bảo tỉ lệ lên lớp và đỗ tốt nghiệp 100%.

Không những thế, giáo viên phải chịu áp lực từ phía phụ huynh, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh. Họ được phụ huynh ủy thác và chịu trách nhiệm chính trong việc dạy dỗ với quan điểm 'trăm sự nhờ thầy cô'. Nhưng nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra với con em họ (bị đánh, phạt), giáo viên sẽ bị chỉ trích, lên án, thậm chí bị đánh hay 'ném đá' dữ dội từ gia đình, xã hội. Không ít người bị kỉ luật hoặc thôi việc.

it nhat mot nua giao vien hoi han vi chon nghe giao
Dạy dỗ học sinh nên người là trách nhiệm của cả nhà trường, gia đình và xã hội chứ không phải chỉ riêng giáo viên. (Ảnh: Đình Tuệ).

"Giờ đây, giáo viên không còn quyền lực như đuổi học sinh ra khỏi lớp, bị tước mất hết công cụ để giáo dục học sinh, chứ đừng nói đến trách phạt, kỉ luật hay dùng đòn roi, quát mắng.

Ngoài việc phê bình vào sổ ghi đầu bài, hạ hạnh kiểm, không còn biện pháp nào khác. Nhưng điều đó cũng không còn quan trọng hay kinh khủng, đáng xấu hổ nữa, vì cuối năm, học sinh vẫn được cho lên lớp, ra trường với bằng tốt nghiệp.

Về đời sống, một sinh viên sư phạm tốt nghiệp đại học có mức lương trung bình trên dưới 2 triệu đồng/tháng. Thu nhập bình quân theo lương và phụ cấp là 3 - 3,5 triệu đồng/tháng. Giáo viên có thâm niên công tác từ 13 năm trở lên, lương và phụ cấp khoảng 3,5 - 5 triệu đồng/tháng.

Tính trung bình, lương thầy cô không đến 70 triệu đồng/năm. Đồng lương không nuôi sống bản thân nhưng giáo viên không được tổ chức dạy thêm để tăng thu nhập.

Áp lực về nỗi lo cơm áo gạo tiền vần là thường trực của đa phần giáo viên hiện nay. Làm sao để hình ảnh người thầy không nhếch nhác trong mắt học trò và xã hội thì cần có một cuộc cải cách về tiền lương cho đội ngũ nhà giáo.

Đừng đặt áp lực lên vai chúng tôi, vì giáo dục nên một con người không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà con là trách nhiệm của cả gia đình và xã hội", TS Phạm Thị Kim Anh nói thêm.

it nhat mot nua giao vien hoi han vi chon nghe giao Thầy giáo mầm non 8x và 17 năm làm 'thầy nuôi dạy trẻ'

Sau khi học xong và về quê làm giáo viên mầm non từ năm 21 tuổi, đến nay thầy giáo Lại Công Hoan (SN 1980, ...

it nhat mot nua giao vien hoi han vi chon nghe giao Nữ sinh 'khoe sắc' trong lễ kỉ niệm 40 năm thành lập trường THPT Hoài Đức B

Hôm nay (17/11), trường THPT Hoài Đức B (Hà Nội) đã tổ chức thành công lễ kỉ niệm 40 năm thành lập trường và đón ...

it nhat mot nua giao vien hoi han vi chon nghe giao Hàng nghìn học sinh hào hứng với nghệ thuật tuồng tại trường THPT Hoài Đức B

Lần đầu tiên được tận mắt xem một số trích đoạn tuồng như Ngũ biến, Nghêu sò ốc hến... hàng nghìn học sinh trường THPT ...

it nhat mot nua giao vien hoi han vi chon nghe giao Nữ sinh Trường THPT Hoài Đức B đẹp rạng ngời trong lễ tri ân và trưởng thành lớp 12

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ tri ân và trưởng thành cho các em học sinh lớp 12 Trường THPT Hoài Đức B chiều 24/5 ...

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.