Cho phép học sinh tốt nghiệp THCS học thẳng lên cao đẳng: Cơ hội hay thách thức?

Sau khi có ý kiến đề xuất cho phép học sinh tốt nghiệp THCS có thể học thẳng lên bậc cao đẳng, bỏ qua giai đoạn trung cấp đã có nhiều ý kiến chuyên gia góp ý vấn đề này.
cho phep hoc sinh tot nghiep thcs hoc thang len cao dang co hoi hay thach thuc 'Ngày đồng cảm': Phụ huynh 'đổi vai' làm giáo viên đứng trên bục giảng
cho phep hoc sinh tot nghiep thcs hoc thang len cao dang co hoi hay thach thuc Cô giáo 25 năm dạy tiểu học có trẻ hòa nhập ngấn lệ trước món quà 20/11 của học trò
cho phep hoc sinh tot nghiep thcs hoc thang len cao dang co hoi hay thach thuc Học trò nhỏ bẽn lẽn tặng hoa cô giáo trong lễ mít tinh kỉ niệm ngày 20/11
cho phep hoc sinh tot nghiep thcs hoc thang len cao dang co hoi hay thach thuc Thầy giáo mầm non 8x và 17 năm làm 'thầy nuôi dạy trẻ'

Theo TS Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, việc cho phép học sinh tốt nghiệp THCS có thể học thẳng lên bậc cao đẳng, bỏ qua giai đoạn trung cấp cũng có một số điểm tích cực.

cho phep hoc sinh tot nghiep thcs hoc thang len cao dang co hoi hay thach thuc
TS Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội. Ảnh: Đình Tuệ.

Ông phân tích: "Theo khảo sát thực tế, tại Đức có mô hình đào tạo kép, tức người học ở bậc THCS thì có thể tiếp tục học lên THPT hoặc vừa học nghề, vừa học văn hóa tại các trường cao đẳng. Chế độ chính sách liên thông thì từ trung cấp lên tới cao đẳng hoặc thậm chí cao hơn.

Ở nước ta, hiện nay đã có chính sách khuyến khích người học có thể liên thông các trình độ, học xong có việc làm ngay hay chính sách học tập suốt đời. Cho nên chủ trương này là cách tiếp cận tốt cho người học.

Chúng tôi hướng tới chất lượng sinh viên đầu vào tương đối cao, chủ yếu là học sinh tốt nghiệp THPT trở lên (khoảng 90%) mới vào học tại trường, còn lại số lượng rất ít là học sinh tốt nghiệp THCS.

Đối với các em mới học hết THCS có khả năng học về văn hóa có thể hạn chế hơn so với các em học giỏi. Nếu các em không học giỏi về văn hóa thì có thể vào các trường học nghề song song với việc học văn hóa để trang bị kiến thức, không cần phải trang bị tất cả các môn như chương trình THPT.

Vì đặc thù, xã hội cần định hướng cho các em lựa chọn ngành nghề nào, ở mức độ khó, vừa phải và phù hợp với các em không giỏi về trình độ văn hóa. Ví dụ, các em muốn vào chuyên ngành tự động hóa, hay các lĩnh vực đòi hỏi phải có những kiến thức tư duy về tự nhiên xã hội chuyên sâu thì hơi khó cho các em đó. Như vậy, định hướng xã hội với các em có khả năng học văn hóa không tốt thì có thể học nghề và kết hợp học văn hóa, giúp tiết kiệm kinh tế cho cả xã hội".

Cũng theo ông Ngọc, người học sau khi tốt nghiệp THCS học 2 - 3 năm khi đủ tuổi theo Luật Lao động có một trình độ văn hóa cơ bản để tìm kiếm cơ hội việc làm, đóng góp cho xã hội. Khi đó, họ có thể nâng cao trình độ lên các bậc học cao hơn. Đức chính là quốc gia đã và đang áp dụng khá thành công về cách đào tạo kép như hiện nay.

Đứng trước câu hỏi, liệu chương trình đào tạo dành cho đối tượng là học sinh tốt nghiệp THCS có khác gì so với học sinh đã tốt nghiệp THPT học ở cao đẳng, ông Đồng Văn Ngọc cho hay sẽ có 2 chương trình riêng biệt.

TS Đồng Văn Ngọc phân tích về tâm thế cho học sinh THCS trước khi vào học cao đẳng. Video: Đình Tuệ.

"Với đối tượng mới tốt nghiệp THCS, nhưng việc xây dựng và chuẩn bị chương trình đào tạo cho các em cũng rất được chú trọng. Ở lứa tuổi này, các em còn nhiều năng lực của người trẻ cần tích hợp trong nội dung, phương pháp đào tạo.

Các em vừa tham gia học văn hóa, vừa học nghề và nâng cao nhận thức xã hội và đạo đức nghề nghiệp được hình thành ngay từ lúc này. Không thể lấy nguyên bản chương trình đào tạo cho học sinh tốt nghiệp THPT để giảng dạy cho các em mới tốt nghiệp THCS.

Trong hoạt động hợp tác với doanh nghiệp để thiết kế các hoạt động đào tạo, đảm bảo con đường việc làm cho sinh viên sau khi ra trường là rất quan trọng. Riêng với các em mới tốt nghiệp THCS chưa phải là lứa tuổi để tham gia thị trường lao động, có chăng chỉ là thực nghiệm nghề nghiệp.

Doanh nghiệp vào chỉ là định hướng, tư vấn cho các em, xây dựng chương trình sao cho sát với chuyên môn, công nghệ mà doanh nghiệp hướng đến, kiểm định chất lượng người học sau khi tốt nghiệp", ông Ngọc nhấn mạnh.

cho phep hoc sinh tot nghiep thcs hoc thang len cao dang co hoi hay thach thuc
Sinh viên Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội trong một giờ học thực hành tại trường. Ảnh: Đình Tuệ.

Trước đó, trên diễn đàn Quốc hội khóa XIV, ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng, giáo dục nghề nghiệp hiện nay có 2 điểm nghẽn. Đó là hết lớp 9, học sinh được vào học trung cấp nhưng luật quy định các em vừa học trung cấp vừa phải học văn hoá. Điều này dẫn đến chương trình nặng, tổ chức đào tạo không hợp lý vì học nghề một nơi, học văn hóa ở nơi khác, khiến việc dạy nghề khó chất lượng.

Hơn nữa, theo quy định phải học hết trung cấp mới liên thông lên cao đẳng, như vậy học viên phải mất thêm một năm để hoàn thành văn hóa mới được học tiếp. Từ thực thế đó, ông Quân đề nghị luật ghi rõ ưu tiên phân luồng học sinh, hướng các em học nghề, bổ sung trách nhiệm phân luồng là của ai và giải pháp thực hiện.

Ông đề nghị dự luật quy định học sinh THCS không chỉ học lên trung cấp mà có thể lên cao đẳng. Bộ Lao động đã thí điểm cho học sinh học hết 9 năm lên học cao đẳng, thiết kế tổng thể cả văn hoá và nghề nghiệp. Khi đó, khoảng 18-19 tuổi các em gia nhập thị trường lao động.

Thiết kế chương trình cũng cần chú ý

Theo một chuyên gia về giáo dục nghề nghiệp đã về hưu, Luật Giáo dục và Luật Giáo dục nghề nghiệp đã quy định về đào tạo liên thông. Khi học xong ở trình độ nào (đạt được chuẩn đầu ra và số tín chỉ tương đương) thì hoàn toàn được liên thông lên trình độ tiếp theo.

Hơn nữa, người học nghề nói chung nghèo, khả năng học tập hạn chế, động lực học không cao nên việc thiết kế và tổ chức thực hiện chương trình hấp dẫn là quan trọng. Trong khi có em không có điều kiện chỉ cần học kĩ năng trong thời gian ngắn để đi làm kiếm sống thì cấp chứng chỉ. Nếu kéo dài trong khoảng thời gian 5 năm đó, tâm sinh lí các em thay đổi rất có thể sẽ bỏ học.

"Ngoài ra, mô hình nói 9 + 5 để phân luồng cũng chưa thuyết phục mà mới chỉ là giả thiết... Chu kì dạy nghề rút ngắn, linh hoạt, vừa làm vừa học có thu nhập tại doanh nghiệp (ví dụ ở Mĩ) sẽ hấp dẫn hơn.

Quy mô THPT vẫn không giảm trong khi hiện tại ta vẫn có mô hình 9 + 3 để cấp bằng trung cấp (nên đổi lại thành trung học kĩ thuật hoặc trung học nghề) nhưng chỉ một số trường tuyển tốt và văn bằng này có thể xem như tốt nghiệp trình độ trung học... Vấn đề là qui định của nhà nước thừa nhận trình độ đó", vị chuyên gia này cho biết.

cho phep hoc sinh tot nghiep thcs hoc thang len cao dang co hoi hay thach thuc 'Ngày đồng cảm': Phụ huynh 'đổi vai' làm giáo viên đứng trên bục giảng

Được 'đổi vai' làm giáo viên dạy học sinh trong một ngày, nhiều phụ huynh đã thực sự thấu hiểu nỗi vất vả của nghề ...

cho phep hoc sinh tot nghiep thcs hoc thang len cao dang co hoi hay thach thuc Cô giáo 25 năm dạy tiểu học có trẻ hòa nhập ngấn lệ trước món quà 20/11 của học trò

Khóe mắt cô giáo Lê Bích Nga, giáo viên lớp 3A1 trường Tiểu học Bình Minh (Hà Nội) đã ngấn lệ khi kể lại những ...

cho phep hoc sinh tot nghiep thcs hoc thang len cao dang co hoi hay thach thuc Học trò nhỏ bẽn lẽn tặng hoa cô giáo trong lễ mít tinh kỉ niệm ngày 20/11

Sáng 20/11, nhiều trường tổ chức lễ mít tinh kỉ niệm 36 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Nhân dịp này, phụ huynh và học ...

cho phep hoc sinh tot nghiep thcs hoc thang len cao dang co hoi hay thach thuc Học trò muốn tặng món quà gì cho thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11?

Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 đã đến, mỗi học sinh đều đã có những kế hoạch riêng để chọn những món quà ý nghĩa, ...

cho phep hoc sinh tot nghiep thcs hoc thang len cao dang co hoi hay thach thuc Thầy giáo mầm non 8x và 17 năm làm 'thầy nuôi dạy trẻ'

Sau khi học xong và về quê làm giáo viên mầm non từ năm 21 tuổi, đến nay thầy giáo Lại Công Hoan (SN 1980, ...

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Luộc nối Hải Dương - Thái Bình
Một cầu vượt sông Luộc dự kiến được xây dựng kết nối huyện Thanh Miện, Hải Dương và huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.