Chó thả rông bị bắt không ai nhận: Cơ quan nào được phép tiêu hủy?

Theo Chi cục Thú y Hà Nội, việc tiêu hủy chó nếu sau 72 giờ không có chủ đến nhận là cần thiết bởi đây có thể là chó dại không rõ tiêm phòng hay chưa, vì chó có chủ theo quy định phải khai báo, có giấy xác nhận tiêm phòng.
cho tha rong bi bat khong ai nhan co quan nao duoc phep tieu huy
Lực lượng chức năng bắt chó thả rông. Ảnh: Người lao động

Liên quan đến việc xử lý chó thả rông bị bắt bằng cách tiêu hủy nếu sau 72 giờ không ai nhận, ngày 12/9, chúng tôi đã có trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội.

Theo ông Sơn việc xử lý, tiêu hủy chó thả rông không ai nhận có quy định trong Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

Về việc bắt chó thả rông, ông Sơn cho biết bản thân cũng như nhiều người dân rất đồng tình. Bởi lẽ bên cạnh việc chó là vật nuôi có tình cảm, gần gũi với con người thì ở đây còn là vấn đề liên quan đến bệnh dại.

"Theo quy định, việc nuôi chó phải chấp hành khai báo, tiêm phòng dại bắt buộc; khi chó ra đường phải quản lý không thả rông, có xích, rọ mõm để tránh cắn người.

Chính quyền địa phương có thẩm quyền tổ chức bắt chó thả rông thuộc địa bàn. Động vật nói chung trong 24-72h nếu không được chăm sóc có thể sẽ chết. Do đó buộc phải tìm chủ trong khoảng thời gian này.

Nếu tìm được chủ thì sẽ xử lý vi phạm hành chính ở các lỗi như thả rông hoặc không tiêm phòng", ông Sơn cho biết.

Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, nếu không tìm được chủ thì phải tiêu hủy do "đây có thể là chó dại không rõ tiêm phòng hay chưa, vì chó có chủ theo quy định phải khai báo, có giấy xác nhận tiêm phòng".

Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cũng cho biết đơn vị nào bắt chó thả rông thì đơn vị đó chịu trách nhiêm tiêu hủy.

"Đơn vị chuyên trách bắt chó thả rông cần các thành phần như chính quyền, an ninh bảo vệ (trường hợp chủ chó thả rông chống đối), y tế (xử lý trường hợp người bắt giữ chó bị cắn), thú y giám sát việc nhốt chó, mang đi tiêu hủy.

Việc tiêu hủy có nhiều cách, thông thường là đào hố chôn xa khu dân cư; bỏ thuốc sát trùng, vôi bột... để diệt khuẩn. Bên thú y và y tế sẽ kết hợp hướng dẫn tiêu hủy đúng cách", ông Ngọc Sơn thông tin.

Về thực trạng quản lý chó nuôi hiện nay, ông Sơn cho biết hiện các cấp huyện thực hiện chưa tốt, cấp quận thực hiện tốt hơn với tỷ lệ tiêm phòng cao.

Được biết, hiện Chi cục Thú y Hà Nội cũng đang xây dựng dự thảo, đề xuất với TP về việc bắt giữ, xử lý chó thả rông và động vật có dấu hiệu mắc bệnh dại.

Từ ngày 15/9, Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y có hiệu lực. Theo đó, hành vi không đeo rọ mõm hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng; không tiêm vắc-xin phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng... bị phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng.

Chủ tịch UBND cấp xã - phường có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không rọ mõm hoặc không tiêm phòng bệnh dại cho chó...

Theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn, UBND cấp xã được phép quy định cụ thể việc bắt giữ chó thả rông ở nơi công cộng thuộc địa bàn quản lý.

Thành lập các đội chuyên trách để bắt chó thả rông và động vật mắc bệnh dại, có dấu hiệu mắc bệnh dại. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về địa điểm tạm giữ chó bị bắt để chủ vật nuôi đến nhận.

Áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi. Quyết định biện pháp xử lý chó bị bắt giữ trong trường hợp sau 48 giờ kể từ khi có thông báo mà không có người nhận.

cho tha rong bi bat khong ai nhan co quan nao duoc phep tieu huy Chủ nhà quyết bảo vệ chó thả rông khi bị bắt

Sau khi thấy lực lượng thuộc Chi cục Thú y TP.HCM xuống đường bắt chó chạy rông, nhiều chủ của vật nuôi nhanh chân xua ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.