Chủ căn hộ cho thuê ở Trung Quốc vỡ mộng làm giàu vì Covid-19

Hàng triệu chủ căn hộ ở Trung Quốc ấp ủ giấc mộng làm giàu bằng cách cho thuê lưu trú dài hạn. Nhưng đại dịch Covid-19 ập đến, khiến giấc mơ của họ tan thành mây khói, họ phải đối mặt với sức ép tài chính lớn vì phải trả tiền thế chấp cho các căn hộ mà họ đầu tư.
Chủ căn hộ cho thuê ở Trung Quốc vỡ mộng làm giàu vì Covid-19 - Ảnh 1.

Một khu chung cư ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Reuters).

Cho rằng có thể kiếm được bộn tiền nhờ tiếp cận tầng lớp trung lưu ngày càng tăng nơi đô thị, chị Li (chỉ mới gần 30 tuổi, một nhân viên văn phòng tại Bắc Kinh), quyết định xuống tay đầu tư hai căn hộ để cho thuê. Tuy nhiên, virus corona ập đến và làm thay đổi mọi thứ.

Lượng người thất nghiệp ngày càng gia tăng, họ về quê và trả lại nhà thuê trên thành phố, chị Li cũng như hàng triệu chủ nhà khác tại Trung Quốc phải đối diện với nỗi lo tiền thuê nhà sụt giảm.

Giới phân tích nhận định có rất ít nguy cơ vỡ nợ vay thế chấp mua nhà hàng loạt vào thời điểm hiện nay và giá bất động sản ở Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn. Dẫu vậy, khó khăn trên thị trường thuê nhà khiến các chủ đầu tư bất động sản cho thuê phải cắt giảm chi tiêu, thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng".

Chị Li cho biết chị đã phải giảm 50% tiền thuê tại một căn hộ của mình từ tháng hai đến tháng năm để giữ chân một khách thuê. Trong khi đó, lương của chị cũng bị cắt giảm 25% do chính sách cắt giảm của công ty để ứng phó với đại dịch Covid-19.

"Tôi phải trả tiền thuê phòng của mình ở Bắc Kinh và tiền thế chấp hàng tháng cho hai căn hộ đó," chị chia sẻ.

Theo Zhuge House Hunter, công ty cung cấp dữ liệu bất động sản, giá thuê nhà tại 20 thành phố lớn của Trung Quốc đã giảm 2,33% trong tháng 7 so với cùng kì năm ngoái. Đây là tháng giảm thứ tư liên tiếp ở một thị trường cho thuê nhà vốn duy trì độ nóng trong nhiều năm qua.

Trên thực tế, bất động sản cho thuê tại Trung Quốc vẫn là lĩnh vực chứa đầy mảng tối vì cho tới nay, vẫn chưa có cơ sở dữ liệu chính thức phản ánh chính xác về các giao dịch mua bán bất động sản cũng như thông tin về chủ sở hữu chúng.

Tiêu dùng sụt giảm

Ngành dịch vụ và sản xuất của Trung Quốc là bị ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch Covid-19, lượng lớn lao động nhập cư lâm vào cảnh thất nghiệp.

Tiếp đến là khối nhân viên văn phòng, sinh viên mới tốt nghiệp đổ về thành phố đang phải vật lộn tìm việc làm. Dịch Covid-19 bùng phát khiến kinh tế Trung Quốc điêu đứng, đe dọa kế sinh nhai của cả người thuê nhà và chủ nhà.

Chủ căn hộ cho thuê ở Trung Quốc vỡ mộng làm giàu vì Covid-19 - Ảnh 2.

Giá cho thuê nhà trung bình ở Trung Quốc giảm trong những tháng gần đây. (Ảnh: Reuters).

Ngay cả nhu cầu về cho thuê ngắn hạn cũng đã suy yếu, khiến chủ nhà mất đi một lựa chọn thay thế. Vào tháng 6, số lượng đơn đặt phòng qua đêm cũng giảm 29% so với một năm trước đó, theo dữ liệu từ công ty phân tích AirDNA, chuyên theo dõi đặt phòng trên Airbnb và Vrbo.

“Hai đối tượng bị thiệt hại nặng nhất là các công ty cho thuê dài hạn và các nhà đầu tư bất động sản thông qua đòn bẩy tài chính vì họ phải trả một phần thế chấp bằng tiền cho thuê lại", Yuan Chengjian, phó chủ tịch của Zhuge House Hunter, nhận định.

Luo Shuzhen (50 tuổi), sở hữu tới 80 phòng cho thuê trong hai tòa nhà ở khu công nghiệp phía nam Đông Quan, cho biết số lượng người thuê nhà giảm 30% trong năm nay, khiến bà phải tạm dừng kế hoạch hoàn thiện căn hộ chung cư mới mà bà mua năm ngoái.

“Không biết tình hình dịch bệnh sẽ kéo dài bao lâu nữa. Tôi cũng không chắc liệu mình có thể duy trì được việc cho thuê nhà trong nửa cuối năm nay hay không”, bà Lou, chủ một cửa hàng kinh doanh tiện lợi, chia sẻ.

Nguy cơ vỡ nợ đe dọa

Giống như Luo, theo khảo sát của Reuters, các chủ nhà khác cũng đang lâm vào tình cảnh tương tự phải cắt giảm chi tiêu.

Doanh số bán lẻ của Trung Quốc trong tháng 7 ghi nhận mức giảm tháng thứ 7 liên tiếp,  theo dữ liệu mới công bố từ Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc.

Tuy nhiên, các vụ vỡ nợ liên quan tới thế chấp bất động sản hầu như chưa xảy ra. Tính đến cuối tháng 6, tỉ lệ nợ xấu của Trung Quốc ở mức trung bình 2,1%.

Dù vậy, các vụ vỡ nợ thế chấp bất động vẫn hiếm hoi. Tính đến cuối tháng 6, tổng nợ xấu của Trung Quốc chỉ chiếm 2,1% tổng dư nợ tín dụng.

Các cơ quan quản lí Trung Quốc không công bố chi tiết về số nợ xấu ở mảng cho vay thế chấp bất động sản.

Đối với chị Li ở Bắc Kinh, đây là lúc tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình để thanh toán tiền vay thế chấp định kì hàng tháng và duy trì giấc mơ làm giàu từ cho thuê căn hộ.

“Tôi thậm chí đã phải nhờ cha tôi giúp đỡ dù tôi đã gần 30 tuổi rồi”, chị nói.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.