Con trai nhà tư sản dân tộc Trịnh Văn Bô muốn chi 2.000 tỉ sở hữu Vinaconex

Công ty của ông Trịnh Cần Chính, con trai nhà tư sản dân tộc Trịnh Văn Bô, muốn chi hơn 2.000 tỉ đồng để sở hữu 21,28% cổ phần mà Viettel đấu giá tại Vinaconex.

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa công bố kết quả thẩm định năng lực nhà đầu tư tham gia đấu giá cổ phần Vinaconex. Đây là bước quan trọng bậc nhất trong tiến trình bán đấu giá trọn lô 94 triệu cổ phần Vinaconex do Viettel sở hữu, tương ứng tỷ lệ sở hữu 21,28%.

con trai nha tu san dan toc trinh van bo muon chi 2000 ti so huu vinaconex
Trụ sở Vinaconex tại Hà Nội. (Ảnh VnEconomy)

Theo kết quả đánh giá của Hội đồng thẩm định, có hai nhà đầu tư đáp ứng đủ điều kiện tham giá đấu giá mua cổ phần của Viettel tại Vinaconex là Công ty Cổ phần Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam và Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ. Để sở hữu trọn lô cổ phần từ Viettel, nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra ít nhất 2.002 tỉ đồng.

Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam có trụ sở tại số 135 đường Trần Phú – Phường Văn Quán – Quận Hà Đông – Hà Nội. Người đại diện pháp luật là ông Trịnh Cần Chính, có địa chỉ tại số 34 đường Hoàng Diệu – Quận Ba Đình – Hà Nội.

Đây là địa chỉ của căn biệt thự rộng gần 3.000 m2, mang nhiều ý nghĩa lịch sử, của nhà tư sản dân tộc Trịnh Văn Bô. Và ông Trịnh Cần Chính là người con trai thứ 6 của nhà tư sản yêu nước và có nhiều đóng góp cho cách mạng này (ông Trịnh Văn Bô được biết đến là người đã hiến tặng 5.147 lượng vàng giúp Chính phủ giải quyết khó khăn tài chính sau cách mạng tháng 8 năm 1945).

Ông Trịnh Cần Chính có một thời gian ngắn làm việc tại Bộ Tư pháp. Năm 1986, ông về trường Đại học Luật làm công tác thông tin thư viện đến tận năm 2009. Theo ông, công việc này khá nhàn tản. Về hưu, ông không nghỉ ngơi mà bắt đầu tham gia vào các hoạt động kinh doanh. Đến năm 2014, ông trở thành Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam.

Khi mới thành lập, Thăng Long Việt Nam có vốn điều lệ 120 tỉ đồng, cơ cấu cổ đông có sự tham gia của 6 cá nhân. Trong đó, ông Nguyễn Văn Đức (sinh năm 1979) tham gia góp vốn nhiều nhất với 44,4 tỷ đồng, tương đương 37% vốn điều lệ.

Theo giấy đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 8/12/2015, các cổ đông còn lại đã tiến hành triệt thoái vốn khỏi doanh nghiệp này, chỉ có ông Nguyễn Văn Đức nâng tỷ lệ sở hữu lên 44%. Các cổ đông nhận chuyển nhượng 56% số cổ phần còn lại vẫn chưa được thông tin cụ thể.

Tới ngày 11/12/2015, vốn điều lệ của Thăng Long Việt Nam được nâng lên mức 380 tỉ đồng. Trong giai đoạn đầu năm 2018, doanh nghiệp này liên tiếp chứng kiến sự thay đổi vị trí người đứng đầu.

Cụ thể, ông Phạm Trọng Phùng (sinh năm 1958) đã thay thế ông Chính trở thành người đại diện kiêm Tổng Giám đốc công ty theo giấy đăng kí kinh doanh thay đổi ngày 16/1/2018. Nhưng chỉ 3 tháng sau, ông Trịnh Cần Chính đã đảm nhận lại chức vụ thay thế cho ông Phùng tại TLVN.

Khoảng hai năm trước, công ty của ông Trịnh Cần Chính đã mua lại dự án Hesco Văn Quán (Hà Đông) và dự án Vĩnh Hưng Dominium 409 Lĩnh Nam từ tay Công ty Cổ phần Tập đoàn Vina Megastar. Tổng vốn đầu tư cho hai dự án trên, theo ông Trịnh Cần Chính, là khoảng trên 3.000 tỉ đồng.

Trở lại với các nhà đầu tư mua cổ phần Vinaconex từ Viettel, bên cạnh Thăng Long Việt Nam được nhiều người biết đến thì Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ khá kín tiếng. Công ty này có trụ sở tại 64 Đường 85, Khu phố 1 – Phường Tân Quy – Quận 7 – TP HCM, do ông Vũ Xuân Cường làm người đại diện theo pháp luật.

Một chi tiết rất đáng chú ý, đó là vốn điều lệ của Cường Vũ trong giấy đăng kí kinh doanh chỉ vỏn vẹn 20 tỉ đồng, một con số “nhỏ bé” so với tổng quy mô tối thiểu của phiên đấu giá. Bên cạnh Cường Vũ, ông Vũ Xuân Cường cũng là người đại diện của 2 công ty khác là Công ty TNHH Bất động sản Cường Thanh (Cường Thanh) và Công ty TNHH Bất động sản Lâm Vũ (Lâm Vũ).

Đáng chú ý, cả ba công ty Cường Vũ, Cường Thanh và Lâm Vũ đều có vốn điều lệ 20 tỉ đồng, được thành lập chỉ cách nhau 1 ngày và có chung ngành, nghề đăng ký kinh doanh chính là “Xây dựng nhà các loại”.

con trai nha tu san dan toc trinh van bo muon chi 2000 ti so huu vinaconex Thoái vốn Vinaconex: Thành công, Nhà nước sẽ thu được bao nhiêu tiền?

Thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn “thử thách”, thoái vốn nhà nước gặp khó khăn bởi vướng nhiều quy định mới. Dẫu vậy, ...

con trai nha tu san dan toc trinh van bo muon chi 2000 ti so huu vinaconex Vinaconex 'hụt' 9% lãi, đạt 368 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế trong 9 tháng đầu năm

Báo cáo hoạt động kinh doanh quý III/2018 cho thấy, doanh thu thuần của Vinaconex đạt 2.221 tỉ đồng, giảm 9% so với cùng kì ...

con trai nha tu san dan toc trinh van bo muon chi 2000 ti so huu vinaconex SCIC chào bán số cổ phần hơn 4.400 tỷ đồng tại Vinaconex

Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ bán lô cổ phần hơn 4.400 tỷ đồng của mình tại Tổng ...

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.