Cựu chiến binh hơn 20 năm giữ rừng gỗ quý dưới chân núi Hoành Sơn

Khi nguồn gỗ quý hiếm tự nhiên ngày càng ít đi bởi sự khai thác, tàn phá của con người, thì ông Nguyễn Tiến Vít lại đang ngày đêm nỗ lực gìn giữ bảo vệ cánh rừng gỗ quý dưới chân núi Hoành Sơn.

Bỏ tiền đắp đá, “hóa” rừng

Sau khi rời quân ngũ trở về quê nhà, nhận thấy cánh rừng nguyên sinh bị tàn phá nặng nề, ông Nguyễn Tiến Ví (xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã làm đơn xin để bảo vệ những cây gỗ quý dần bị con người “khai tử”.

Nhớ về những ngày đầu lên khai hoang, bảo vệ rừng ông Vít cho biết, hơn 20 năm về trước, vào lúc bấy giờ, khu rừng nguyên sinh rộng hàng chục hécta phía Tây Nam xã Kỳ Thượng hoang sơ, cằn cỗi, cây cối bị chặt hạ, khai thác đến cạn kiệt.

Chứng kiến cảnh rừng xưa đang từng ngày bị "bức tử", nguy cơ biến thành đất trống đồi trọc. Nhận thấy bản thân là một người lính cụ Hồ, từng mang trên mình màu xanh của hi vọng nên ông Vít đã lên “kịch bản” để bảo vệ khu rừng trước nguy cơ tiêu tàn.

“Sau khi rời quân ngũ trở về, nhận thấy rừng bị chặt phá tan nát, tôi đã rất buồn và cũng mong muốn được làm gì đó để cải thiện lại cánh rừng mà ngày xưa đã cho tôi nhiều kỷ niệm”, ông Vít chia sẻ.

cuu chien binh hon 20 nam giu rung go quy duoi chan nui hoanh son
Ông Nguyễn Tiến Vít bên cây gỗ quý mà ông đã âm thầm chăm sóc bảo vệ hơn 20 năm nay. Ảnh Hoài Nam

Sau một thời gian suy nghĩ bàn tính với gia đình, ông Vít đã viết đơn xin chính quyền xã và Hạt kiểm lâm huyện Kỳ Anh đứng ra nhận khoán hơn 40 hécta đất rừng (trong đó có 10 hécta rừng tự nhiên).

Để khôi phục lại được diện tích rừng bị phá, người cựu chiến binh đã lặng thầm bỏ nguồn kinh phí đắp đập đá Hốc Sim, triển khai quy hoạch khoanh vùng trồng và bảo vệ rừng.

Dù việc làm rất tốt và đáng được khen ngợi nhưng người cựu chiến binh lại bị người làng cho rằng bị khùng và điên. Bất chấp những lời đàm tiếu ngoài cuộc, ông Vít vẫn âm thầm làm việc, đắp đạp bảo vệ rừng.

“Nhiều người nói tôi khùng khi mà bỏ tiền đắp đập, để bảo vệ rừng hoang tan nát không còn thứ gì, Tôi rất buồn và chán nản. Họ còn bảo kể cả 100 năm sau cánh rừng này cũng không thể phục hồi, nghe vậy tôi rất lo lắng, nhưng không vì thế mà tôi buông bỏ”, ông Vít nhớ lại.

Bị đánh trong đêm vì quyết giữ rừng

Cũng theo ông Vít thì sau khi rừng có khả năng phục hồi lại nên nhiều lâm tặc đã đến tại rừng để chặt hạ. Vì muốn bảo vệ rừng, nên ông Vít đã có nhiều lần bị lâm tặc đánh trọng thương ngay trong đêm tối.

“Vì tôi làm lán bảo vệ rừng ngay dưới chân núi nên lâm tặc khó có thể phá rừng. Có hôm, biết hai vợ chồng tôi ngủ trong lán trại, chúng phục kích ném đá khiến ông bị chảy máu ở đầu. Nghĩ lại những cảnh như vậy tôi nghe khiếp sợ", ông Vít kể.

Có 5 người con, hoàn cảnh gia đình lại chẳng khá giả, sau khi quyết định lên núi dựng lán bảo vệ rừng, ông Vít đã cải tạo đất xung quanh bìa rừng, đào ao thả cá, nuôi gà, trồng thêm ít cây hoa quả để có tiền cho con cái ăn học.

Biết bố sức khỏe ngày càng giảm sút, không còn trai tráng như ngày còn trẻ nên sau khi học xong, các con của ông đã vào rừng để phụ giúp bảo vệ rừng và chăn nuôi sản xuất tại đó.

cuu chien binh hon 20 nam giu rung go quy duoi chan nui hoanh son
Thượng nguồn Kỳ Thượng đã trở thành những rừng cây bạt ngàn, xanh tốt với nhiều loại cây gỗ quý hiếm. Ảnh Hoài Nam

Cũng theo ông Vít thì ban đầu lên núi sống như người rừng. Dùng nước khe suối để sinh hoạt, thức ăn tự trồng, tự kiếm tại rừng.

Sau thời gian gắn bó với rừng, bao mồ hôi, công sức, thậm chí cả máu và nước mắt đổ xuống, đến nay những vùng đất hoang hóa trên thượng nguồn Kỳ Thượng đã trở thành những rừng cây bạt ngàn, xanh tốt với nhiều loại cây gỗ quý hiếm như lim, táu, sến, dẻ đỏ, có cây cao 40 m, đường kính 40 cm đến 50 cm.

Ông Vít mong ước có ngày nào đó có thể biến nơi đây thành một khu du lịch sinh thái để mọi người có thể tới thưởng ngoạn, ngắm cảnh.

"Khu rừng dưới chân núi Hoành Sơn có vị thế rất đẹp, xung quanh có dòng suối chảy róc rách. Tôi ước mong một ngày sẽ biến khu đất trống thành khu du lịch sinh thái để mọi người có thể ngắm cảnh”, ông Vít nói.

cuu chien binh hon 20 nam giu rung go quy duoi chan nui hoanh son Cảnh sát nổ súng, bắt sới bạc trong rừng keo
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.