Dạy trẻ rối loạn phát triển: Hãy bắt đầu từ nhu cầu của trẻ

Với những trẻ có tâm lý rối loạn phát triển, tự kỉ, chậm nói, tăng động,…có rất nhiều phương pháp tiếp cận và dạy trẻ, nhưng tất cả hãy bắt đầu từ nhu cầu của chúng.

Con cái khỏe mạnh luôn là niềm mong ước của mỗi bậc cha mẹ. Thế nhưng có không ít trẻ nhỏ phát triển không bình thường theo đúng độ tuổi, chậm nói, tự kỉ, tăng động,... Việc dạy những trẻ như vậy cũng gặp nhiều khó khăn.

Chị Lê Quỳnh Q. (29 tuổi, Bắc Giang) giáo viên một trường mầm non tại Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội đã có gần 10 năm tiếp xúc và dạy những trẻ mắc chứng rối loạn phát triển, chậm nói, giảm chú ý, tăng động...

Chị cho biết: “Việc dạy một đứa trẻ mắc chứng bệnh trên không đạt hiệu quả nhanh như việc chúng ta uống thuốc theo đơn là khỏi, mà là quá trình giáo dục cả đời người. Nó giống như xây một chiếc cầu thang, chúng ta phải biết kiên trì đúng cách, đi từ mức độ nhỏ nhất của trẻ đến các biện pháp và bài tập hỗ trợ giúp trẻ theo kịp độ tuổi phát triển.

Thực chất những biểu hiện của trẻ rối loạn phát triển như chậm nói, giảm chú ý hay tăng động là một dạng khuyết tật, không phải một căn bệnh. Vì vậy, việc dạy các kĩ năng chỉ có thể giúp trẻ tiến bộ hơn so với ban đầu”.

day tre roi loan phat trien hay bat dau tu nhu cau cua tre
Chị Lê Quỳnh Q. cho biết nhu cầu của một đứa trẻ luôn xuất phát từ việc chơi. (Ảnh: Hà Thảo).

Theo chị Q., có rất nhiều biện pháp dạy, tiếp xúc với trẻ và tùy từng dạng vấn đề trẻ gặp phải mà có những kĩ thuật dạy riêng. “Nhu cầu của một đứa trẻ bao giờ cũng xuất phát từ vui chơi. Từ việc chơi đó, mà chúng ta tương tác với trẻ, dẫn dắt trẻ đi đến những hoạt động thiết thực hơn.

Chẳng hạn, với một đứa trẻ chậm nói, chúng bị hạn chế về khả năng bắt chước. Các trò chơi như thổi bong bóng xà phòng, thổi còi, trò chơi dân gian sẽ kích thích cảm xúc và giác quan, khiến trẻ thích thú và làm theo. Từ đó trẻ học cách vận động môi miệng và biết cách thở, cách thổi mà điều chỉnh luồng hơi, bộ máy phát âm....

Còn ở trẻ rối loạn ngôn ngữ, cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn, lặp đi lặp lại các kĩ thuật như bắt chước, tráo thẻ tranh và sử dụng đồ chơi trực quan hấp dẫn.... và phải luân phiên để trẻ không chán.

Với trẻ tự kỉ, chúng có khả năng chụp chữ (nhìn và ghi nhớ mặt chữ - PV) và đọc chữ rất giỏi nhưng lại thiếu hụt về cách giao tiếp, khi tôi hỏi con không biết cách trả lời mà chỉ biết nhìn hình ảnh để gọi tên sự vật. Khi đó, mình sẽ cung cấp cho trẻ các mẫu câu, dạng hội thoại, câu lệnh để trẻ hiểu và tương tác được với mình”.

So với học trên lớp, cô giáo luôn lấy trẻ làm trung tâm, giúp trẻ có thể tiếp thu 60 - 70% bài giảng một cách tự nhiên. Còn ở hầu hết trẻ mắc chứng rối loạn phát triển thì cần có sự can thiệp cá nhân, chia nhỏ các bài giảng để trẻ “mưa dầm thấm lâu”. Khi đó trẻ mới có thể lĩnh hội và tự ý thức bản thân.

Chị Q. chia sẻ: “Có rất nhiều khó khăn trong việc dạy trẻ mắc chứng bệnh này. Tuy nhiên mỗi trẻ lại có một khó khăn riêng. Ví dụ như với trẻ chậm phát triển trí tuệ, chúng rất khó ghi nhớ, lại quên rất nhanh khiến tôi rất nản vì dạy mãi cũng không thấy trẻ tiến bộ. Nhiều lúc tôi thấy bất lực, nhưng lại tự an ủi bản thân phải biết vượt qua”.

day tre roi loan phat trien hay bat dau tu nhu cau cua tre
Hầu hết trẻ có biểu hiện rối loạn phát triển phải có can thiệp cá nhân, chia nhỏ từng bài giảng để trẻ hiểu. (Ảnh: Hà Thảo).

Chị Q. cho rằng: “Khi nhận dạy một đứa trẻ mà biết được đặc điểm của bé như vậy thì tôi sẽ biết được khả năng kì vọng của mình đến đâu. Phải biết chấp nhận và chờ đợi các con tiến bộ dần, chứ không đòi hỏi các con phải đạt được thế này, thế kia.

Nếu muốn thay đổi một đứa trẻ thì phải thay đổi môi trường, ở đây không phải là môi trường theo địa lý mà là cách tiếp xúc, cách tương tác của các thành viên trong gia đình với nhau. Bản thân trẻ bị rối loạn phát triển, khi ở nhà chúng nhận được tình yêu thương, cung phụng của gia đình nên “cái tôi” rất cao. Do đó, mình phải “nén” cái tôi của trẻ nhỏ xuống để trẻ tương tác được với người khác.

Cũng theo chị Q., điều quan trọng nhất trong việc dạy trẻ là làm sao để trẻ vừa yêu mình, lại vừa phục mình. “Phục mình ở đây không phải là mình làm gì để cho con sợ, mà phải vừa sợ, vừa yêu và nghe lời.

Trẻ con rất nhạy cảm, có thể về ngôn ngữ trẻ không nói được nhưng cảm xúc và giác quan của con vẫn phát triển bình thường, trẻ sẽ hiểu thế nào yêu, ghét. Ngày hôm nay trẻ dùng cách này để “ăn vạ” người khác thành công thì hôm sau sẽ tiếp tục với cường độ cao hơn. Do đó, nếu như những lần đầu tâm lý mình không vững thì những lần sau trẻ sẽ bắt nạt được mình”.

day tre roi loan phat trien hay bat dau tu nhu cau cua tre Đại học Bách Khoa Hà Nội tuyển hơn 6.000 chỉ tiêu năm 2017

Năm 2017, Đại học Bách Khoa Hà Nội dự kiến tuyển 6.220 chỉ tiêu, trong đó có 500 chỉ tiêu các chương trình đào tạo ...

day tre roi loan phat trien hay bat dau tu nhu cau cua tre Đại học Bách Khoa Hà Nội công bố quy định tuyển thẳng năm 2017

Đại học Bách Khoa Hà Nội vừa công bố phương án tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển năm 2017 đối với thí sinh tham dự ...

chọn
Hình ảnh cầu vượt sông Đào ở TP Nam Định đã hoàn thành hơn 56%
Dự án xây dựng cầu qua sông Đào nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi do UBND thành phố Nam Định làm chủ đầu tư khởi công ngày 15/10/2022.