Những chia sẻ của Thạc sĩ, bác sĩ Thành Ngọc Minh, Trưởng khoa Tâm thần, bệnh viện Nhi sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu đúng về hội chứng này.
Thạc sĩ, bác sĩ Thành Ngọc Minh, Trưởng khoa Tâm thần, bệnh viện Nhi |
- Thưa bác sĩ, với cụm từ "rối loạn tăng động giảm chú ý" thì trong thời gian gần đây mọi người đã được biết đến rất nhiều nhưng nhiều phụ huynh vẫn nghĩ đây là một loại bệnh, hiểu như thế có đúng hay không?
Thực ra, đến thời điểm này, trên thế giới, người ta dùng từ "rối loạn tăng động giảm chú ý" chứ không phải là "bệnh tăng động giảm chú ý". Mọi người nghĩ nếu mà bệnh thì phải dùng thuốc, nhưng đa số rối loạn tăng động giảm chú ý không dùng thuốc. Các phương pháp sử dụng chủ yếu là hỗ trợ cha mẹ có con bị rối loạn tăng động những cách để giúp con mình chú ý tốt hơn, kiểm soát các hành vi bộc phát, gây hại. Trừ một số trường hợp khi mà rối loạn tăng động nó quá nghiêm trọng thì mới sử dụng thuốc. Bố mẹ các em cần hiểu đúng bản chất của hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý để giúp con em mình vượt qua giải đoạn khó khăn này một cách tốt nhất.
Cần hiểu và biết sớm về rối loạn tăng động trước để có được sự tư vấn, điều trị sớm nhất (Ảnh clipart-library ) |
- Khi mà đã được xác định là có mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý nếu mà không điều trị thì nguy cơ trong tương lai sẽ phát triển như thế nào thưa bác sĩ?
Nếu đứa trẻ được chẩn đoán là rối loạn tăng động, giảm chú ý mà không được hỗ trợ tư vấn từ nhà tâm lý, bác sĩ y khoa, bác sĩ tâm thần nói chung thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của đứa trẻ. Ngoài ra, đứa bé có những cơn xung đột bốc đồng, có thể đánh hoặc đẩy bạn hoặc leo trèo quá mức, ảnh hưởng đến tính mạng của đứa trẻ. Nói chung, những cháu bé có rối loạn tăng động giảm chú ý thì sau này có thể gây những bất thường khác. Ví dụ như: đua xe, lạm dụng chất gây nghiện hoặc là những hoạt động quá mức gây nguy hiểm đến xã hội.
Rối loạn tăng động giảm chú ý nếu không được phát hiện sớm sẽ gây nhiều hậu quả nguy hiểm (Ảnh: mẹ khéo chăm con) |
- Bác sĩ có thể cho biết những nguyên nhân gây ra rối loạn này?
Đến thời điểm này, người ta chưa đưa ra nguyên nhân cụ thể nào cho chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Chủ yếu là đưa ra đa nguyên nhân: yếu tố môi trường, gia đình, xã hội, thời gian gần đây người ta cũng đưa yếu tố vấn đề về gen.
(Ảnh: SK&ĐS) |
- Vậy bác sĩ có khuyến cáo gì đối với cha mẹ để có thể phòng tránh mắc phải rối loạn tăng động này không?
Bố mẹ nên cố gắng theo dõi, quan sát để có thể phát hiện con mình bị mắc rối loạn này sớm nhất. Ví dụ, nếu thấy cháu bé có những hành động quá mức so với lứa tuổi của con khi ở nhà hoặc ở trường cô giáo có phản ánh lại, chúng ta nên đưa đi khám sớm để có thể đánh giá cháu bé bị ở mức độ như thế nào; cần phải can thiệp về mặt tâm lý, hoặc dùng thuốc hay không.
Xin cảm ơn bác sĩ về những chia sẻ vô cùng hữu ích này!
(Ảnh: Thu Hiền) |