Vụ án Nguyễn Hữu Linh: Nắm rõ pháp luật thì phải xử nghiêm để làm gương

"Bản thân anh là một cán bộ của VKS, anh đã giữ quyền công tố, anh nắm luật pháp rất vững rất hiểu biết mà có những hành vi như vậy thì phải xử để làm gương, nêu gương, răn đe,...", ĐBQH Phạm Văn Hoà, Uỷ viên Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cho biết.

Ngày 23/05, Tòa án Nhân dân quận 4, TP HCM cho biết đang nghiên cứu hồ sơ vụ án ông Nguyễn Hữu Linh (61 tuổi, cựu Viện phó VKSND TP Đà Nẵng) bị truy tố về tội Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.

Vụ án Nguyễn Hữu Linh: Nắm rõ pháp luật thì phải xử nghiêm để làm gương - Ảnh 1.

Các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ quan điểm cần xử lý nghiêm vụ án Nguyễn Hữu Linh.

Bên hành lang Quốc hội sáng 24/5, các đại biểu bày tỏ quan điểm cần xử lý nghiêm để có tác dụng răn đe. Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, đoàn Quảng Bình cho rằng, hành vi của ông Nguyễn Hữu Linh là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của người dưới 16 tuổi; ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự xã hội tại địa phương.

Từng làm việc trong cơ quan tư pháp nhưng ông Nguyễn Hữu Linh đã vi phạm pháp luật tạo dư luận xấu nên cần xử lý nghiêm để có tác dụng răn đe.

“Tăng nặng hay giảm nhẹ thì phải dựa vào quy định của pháp luật để có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ. Cái này pháp luật đã quy định thì các cơ quan trực tiếp xử lý và xử án thì cần phải xem xét. Tuy nhiên, đối với trường hợp này là trường hợp mà dư luận xã hội lên án và đặc biệt có vi phạm đối với cá nhân anh có hiểu biết về pháp luật, có vị trí về chức quyền mà anh lại vi phạm thì đối với trường hợp này tình tiết phải tăng nặng chứ không phải giảm nhẹ”, ông Nguyễn Ngọc Phương nói.

Đồng tình với quan điểm của ông Phương, đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội nêu ý kiến về việc áp dụng những tình tiết giảm nhẹ phải được căn cứ trên quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng cần căn cứ trên thực tiễn khách quan.

“Ông Nguyễn Hữu Linh là nguyên Phó Viện trưởng VKSND thành phố Đà Nẵng, có thâm niên công tác trong ngành, là người am hiểu pháp luật. Vì vậy, ông Linh biết rõ tội danh, mức độ phạm tội của mình. Nếu áp dụng các tình tiết giảm nhẹ thì phải cân nhắc thận trọng, quan tâm tới dư luận của người dân, tác động xấu của hành vi đó đến dư luận xã hội”, bà Nguyễn Thanh Hải nói.

Chưa đồng tình trước thông tin VKSND quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra nhiều tình tiết giảm nhẹ cho ông Nguyễn Hữu Linh, đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng mức án đề nghị phải tuân thủ theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 và luật tố tụng hình sự.

“Mức án đề nghị của VKS ở mức nào cũng phải căn cứ vào các quy định của pháp luật. Đặc biệt, những người thi hành công vụ, những người am hiểu luật pháp và đã từng nắm quyền công tố thì phải thực hiện mức án cao nhất trong bộ luật hình sự về tội đó mới đúng. Bản thân anh là một cán bộ của VKS, anh đã giữ quyền công tố, anh nắm luật pháp rất vững rất hiểu biết mà có những hành vi như vậy thì phải xử để làm gương, nêu gương, răn đe, cảnh tỉnh cho những ai đó có thái độ ấu dâm, sàm sỡ, hiếp dâm với trẻ vị thành niên”, đại biểu Phạm Văn Hòa nói.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.