Tình trạng ùn tắc giao thông tại cổng trường vẫn diễn ra khá thường xuyên |
Sáng 5.10, Viện nghiên cứu phát triển thành phố phối hợp với Sở GTVT, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả việc thực hiện đề án lệch ca, lệch giờ trong ngành giáo dục trên địa bàn thành phố từ năm 2007 đến nay.
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM, ngành giáo dục thành phố đã thực hiện đề án lệch ca, lệch giờ từ năm học 2006-2007. Ngoài khối mầm non không thay đổi giờ ra vào học. Các bậc học còn lại, tùy theo cấp học đều được điều chỉnh muộn hơn 15 phút so với trước đó.
Cụ thể, bậc THPT trước đây vào học lúc 6 giờ 45, ra về lúc 11 giờ 15 thì từ năm 2017 giờ vào học sẽ là 7 giờ, ra về lúc 11 giờ 30. Để hỗ trợ lưu thông vào các giờ cao điểm các phòng GD-ĐT quận, huyện đều có ký kết liên tịch với công an các quận, huyện để giữ an ninh trật tự trước cổng trường.
Tuy nhiên, do số lượng người tham gia giao thông tại thành phố đông khoảng hơn 8 triệu phương tiện cá nhân. Số lượng phụ huynh sử dụng ô tô để đưa đón con tăng mạnh trong khi hệ thống hạ tầng giao thông lại chưa được quy hoạch đồng bộ nên việc giảm ùn ứ giao thông vào giờ cao điểm chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Ông Nguyễn Văn Gia Thụy, Phó Trưởng phòng Chính trị tư tưởng Sở GD-ĐT TP.HCM, nêu rõ: “Nhiều trường có sân bãi rộng cũng đã chủ động cho phụ huynh vào trường đưa đón con, có phân luồng ra vào khác nhau giúp giảm ùn tắc trước cổng trường rất nhiều. Cụ thể là Trường tiểu học Lương Định Của (quận 3), Trường tiểu học Minh Đạo (quận 5), THCS Lê Quý Đôn (quận 11)...
Nhiều trường trên cùng địa bàn còn phối hợp điều chỉnh lệch ca, lệch giờ giữa các khối lớp hoặc giữa các trường lân cận để điều tiết giao thông an toàn, thông thoáng như Trường THCS Hồng Bàng và THPT Hùng Vương (quận 5)…
Chế tài nghiêm để phụ huynh chấp hành giao thông
Theo ông Lê Hoài Trung (Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM) đề án lệch ca, lệch giờ thực hiện đến nay là đã được 10 năm. Nếu đề án này đạt hiệu quả thì đây là thời điểm nên chấm dứt mới phải. Tuy nhiên hầu hết các ý kiến vẫn cho rằng nên tiếp tục kéo dài đề án này. Vậy cần phải nghiêm khắc xem xét nếu kéo dài thì hiệu quả sẽ tới đâu.
Ông Trung cho rằng đề án lệch ca lệch giờ có thể đạt được yêu cầu giảm ùn tắc giao thông trước cổng trường nhưng sẽ ùn tắc ở những địa điểm khác. Điều đó cần được đánh giá lại. Hay là giờ giấc lệch giờ, lệch ca cần phải được đánh giá ở từng cấp học, từng trường, từng địa phương phù hợp với điều kiện làm việc của từng đối tượng như công nhân, nhân viên văn phòng, cán bộ công chức, viên chức.
Còn PGS-TS Nguyễn Văn Trình (Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thành phố) thì cho rằng để giảm ùn tắc giao thông trong các giờ cao điểm khi tan học lực lượng cảnh sát giao thông cũng cần tăng cường chế tài, xử phạt theo đúng quy định. Ông Trung cho rằng chỉ khi xử phạt, chạm tới túi tiền thì phụ huynh mới sợ và chấp hành tốt những quy định về luật giao thông.
Ông Trình cho rằng nếu không xử nghiêm các vụ lấn chiếm lòng lề đường, di chuyển sai làn đường và các vi phạm luật giao thông thì dù thực hiện 5 năm nữa đề án lệch ca, lệch giờ cũng chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Tài xế ăn cơm hộp trên vô lăng ngay giữa trạm BOT Biên Hoà
Cho rằng lực lượng chức năng “thất hứa”, nhóm tài xế đã quay lại đem theo cơm hộp ngồi ăn trên vô lăng ngay giữa ... |