Doanh nghiệp Nhật chọn Việt Nam là đích đến yêu thích khi giảm phụ thuộc vào Trung Quốc

Nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng trước khủng hoảng Covid-19, Nhật Bản đã đẩy mạnh đầu tư vào các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Nhờ vào trợ cấp của chính phủ Nhật Bản, xu hướng doanh nghiệp dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam càng được thúc đẩy.
Việt Nam là điểm đến yêu thích của doanh nghiệp Nhật Bản muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc - Ảnh 1.

Chi nhánh sản xuất của Fujikin tại Việt Nam. (Nguồn: Fujikin)

Theo Bloomberg, chính phủ Nhật Bản đang tài trợ khoảng 12 tỉ yên (114 triệu USD) cho 30 công ty để tăng cường sản xuất ở Đông Nam Á. Đây mới chỉ là vòng đầu tiên trong chương trình nhiều tỉ USD để đa dạng hóa chuỗi cung ứng nhằm đối phó với Covid-19 và căng thẳng Mỹ-Trung.

Nhật Bản muốn cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc hay bất kì quốc gia đơn lẻ nào. Tiền từ chính phủ sẽ đẩy nhanh xu hướng doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc để sang các nước kế cận như Việt Nam. 

Công ty sản xuất bộ phận trong sản xuất chất bán dẫn Fujikin là một trong những doanh nghiệp được hưởng lợi từ trợ cấp chính phủ. Fujikin được chính phủ tài trợ 2/3 chi phí di chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Chủ tịch Shinya Nojima nói: "Chúng tôi đã xem xét tăng cường công suất tại Việt Nam từ trước khi chính phủ thông báo chương trình trợ cấp, sự trợ giúp này đến rất đúng lúc và phù hợp".

Nghĩ lại về Trung Quốc

Dịch Covid-19 và các lệnh phong tỏa theo sau đã buộc các doanh nghiệp và chính phủ trên toàn thế giới nghĩ lại về chuỗi cung ứng để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nhật Bản là tay chơi lớn tại Đông Nam Á – ngôi nhà của một số nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất của châu Á trước khi đại dịch bùng phát. Một trong những lợi thế của Đông Nam Á là có dân số trẻ và tiếp tục tăng.

Đầu tư của Nhật Bản vào 5 nền kinh tế trong khu vực – Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Thái Lan đã tăng với tốc độ gần gấp đôi so với đầu tư vào Trung Quốc trong thập kỉ qua.

Việt Nam là điểm đến yêu thích của doanh nghiệp Nhật Bản muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc - Ảnh 2.

Phát triển cơ sở hạ tầng chiếm tỉ trọng lớn trong các khoản đầu tư từ Nhật Bản. Doanh nghiệp Nhật Bản ganh đua với doanh nghiệp Trung Quốc để xây dựng đường sắt và bệnh viện tại các nước như Việt Nam, Indonesia và Philippines.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và lo ngại về ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Đông Nam Á đã thúc đẩy mối quan hệ kinh tế bền chặt hơn giữa Nhật Bản và khu vực này.

Nhật Bản được coi là một trong những cường quốc lớn được tin tưởng nhất đối với các nước Đông Nam Á, theo khảo sát Viện ISEAS-Yusof Ishak công bố hồi tháng 1.

Nhật Bản cũng đặt niềm tin lớn vào Đông Nam Á. 139 tỉ USD từ Nhật Bản đã được đổ vào Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines trong 10 năm qua.

Trong những năm qua, Việt Nam nổi lên như là điểm đến ưa thích của rất nhiều nhà sản xuất Nhật Bản nhờ vị trí gần với Trung Quốc, chi phí lao động và năng lượng tương đối thấp và sự cởi mở đối với đầu tư nước ngoài.

Ông Satoshi Kitashima, Phó giám đốc Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản cho biết đã có sự tăng trưởng rõ ràng trong đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 12 năm trước.

Sự bùng nổ của Việt Nam

Chủ tịch Nojima của Fujikin nói rằng lương tại Việt Nam chỉ bằng 1/10 lương tại Nhật Bản, trong khi đó ông Kitashima nói rằng nhiều doanh nghiệp chuyển tới Việt Nam với mục tiêu nhắm đến thị trường nội địa trẻ trung và đang tăng trưởng nhanh chóng.

Nhà đầu tư cũng đánh giá cao Việt Nam về tình hình chính trị ổn định và khả năng kiểm soát Covid-19.

Doanh nghiệp Nhật muốn giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, Việt Nam là đích đến yêu thích - Ảnh 3.

Trong số 30 doanh nghiệp được chính phủ Nhật Bản trợ cấp để mở rộng sản xuất và bảo vệ chuỗi cung ứng, một nửa sẽ tăng cường sản xuất tại Việt Nam.

Showa International là một công ty có trụ sở tại Tokyo đã sản xuất quần áo tại Việt Nam trong 25 năm qua. Showa International đã đẩy mạnh sản xuất khẩu trang và áo choàng bảo hộ y tế trong đại dịch Covid-19.

Ông Kazuo Nishizawa, Chủ tịch Showa International cho biết: "Vẫn có sự thiếu hụt lớn khẩu trang và áo choàng y tế". Với nhu cầu mạnh mẽ trên thế giới, "chúng tôi có nhiệm vụ cung cấp nguồn cung ổn định cho Nhật Bản".

Trong vòng đầu của chương trình hỗ trợ từ chính phủ, 57 doanh nghiệp Nhật Bản sẽ chia nhau 57,4 tỉ yen (540 triệu USD) để tăng cường sản xuất tại Nhật Bản, 30 công ty khác được cấp tổng cộng 12 tỉ yen (110 triệu USD) để mở rộng sản xuất tại nước ngoài.

#StandUpVietnam là chương trình đặc biệt đồng hành cùng các doanh nghiệp trong nước chia sẻ và truyền cảm hứng vượt qua những khó khăn từ đại dịch Covid-19.

#StandUpVietnam mong muốn được đón nhận những chia sẻ kinh nghiệm, hiến kế chính sách, giải pháp thúc đẩy kinh doanh, cách thức quản trị trong khủng hoảng… từ chính những doanh nhân đang chèo lái DN vượt qua thử thách lớn này.

Các thông tin từ quí DN sẽ được các cơ quan báo chí tham gia #StandUpVietnam biên tập, đăng tải hoàn toàn miễn phí trong chương trình nếu nội dung được đánh giá là hữu ích, thiết thực, tích cực.

Các thông tin vui lòng gửi về địa chỉ email info@vietnambiz.vn và info@vietnammoi.vn kèm đầu mối liên lạc để #StandUpVietnam có điều kiện tương tác, hỗ trợ và kiểm chứng thông tin trước khi đăng tải.

chọn
Ông lớn bất động sản Thái Bình sắp làm khu công nghiệp đầu tay ở Hà Tĩnh
Dragon Group được biết đến là hệ sinh thái đa ngành sở hữu nhiều dự án bất động sản lớn ở Thái Bình. Sắp tới, doanh nghiệp này sẽ đầu tư thêm KCN Gia Lách mở rộng 194 ha tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh.