ECB nới lỏng qui định về ngân hàng

ECB cho phép các ngân hàng trong khu vực loại bỏ tiền mặt và tiền gửi tại ECB khi tính toán tỉ lệ đòn bẩy đến tháng 6/2021.
ECB nới lỏng qui định về ngân hàng nhằm thúc đẩy nền kinh tế - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty).

Theo Financial Times, hôm 17/9, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã nới lỏng các qui định về vốn đối với các ngân hàng trong khu vực đồng euro.

Cụ thể, động thái này cho phép các nhà băng loại trừ 2 tỉ euro tiền mặt và tiền gửi mà họ giữ tại ngân hàng trung ương khỏi việc tính toán tỉ lệ đòn bẩy. Qua đó, giải phóng số vốn lên tới 73 tỉ euro, nhằm nỗ lực thúc đẩy cho vay và ngăn chặn cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra chuyển thành một khủng hoảng tín dụng. 

Qui định về tỉ lệ đòn bẩy được đưa ra sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nhằm ngăn chặn các ngân hàng cho vay nợ quá nhiều. Qui định yêu cầu các nhà cho vay tại khu vực đồng euro phải có vốn bằng ít nhất 3% tổng tài sản của họ.

Trong một tuyên bố, ECB chia sẻ rằng đại dịch và hậu quả của nó đã ảnh hưởng đến tất cả các nền kinh tế khu vực đồng euro theo một cách sâu sắc và chưa từng có. Do đó cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng ở mức độ cao, điều sẽ đòi hỏi kênh truyền dẫn tác động của chính sách tiền tệ được tạo thuận lợi.

Việc ECB nới lỏng qui định sẽ kéo dài đến tháng 6/2021. Đến khi đó, tất cả các ngân hàng khu vực đồng euro đều được ràng buộc với tỉ lệ đòn bẩy 3%.

Vào cuối tháng 3 năm nay, ECB cho biết tất cả các ngân hàng của khu vực đồng euro có tỉ lệ đòn bẩy trung bình là 5,36%. Ước tính mới nhất của họ con số có thể tăng lên mức 5,66%.

Sau khi đại dịch xảy ra vào tháng 3, ECB đã giải phóng số vốn lên tới 120 tỉ euro tại 117 ngân hàng trong khu vực thông qua việc cho phép các các nhà băng vượt quá các qui định về an toàn. 

Bên cạnh đó, ECB còn giải phóng thêm 30 tỉ euro nữa bằng cách yêu cầu các ngân hàng hoãn việc chia cổ tức và mua lại cổ phần.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.