FPT đạt gần 3.200 tỉ đồng lợi nhuận sau 9 tháng đầu năm

"Vượt khó" qua đại dịch Covid-19, FPT đã có quí tăng trưởng thứ 3 liên tiếp trong năm nay. Đóng góp vào tăng trưởng trong quí là khối Công nghệ, với giá trị đơn hàng tăng 48% so với cùng kì.

CTCP FPT (Mã: FPT) vừa công bố báo cáo tài chính quí III/2020, với doanh thu đạt 7.533 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.386 tỉ đồng, tương ứng với mức tăng lần lượt gần 6% và 1,3% so với cùng kì năm trước.

Đóng góp vào tăng trưởng trong quí là khối Công nghệ, với giá trị đơn hàng tăng 48% so với cùng kì.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, FPT đạt 21.164 tỉ đồng về doanh thu, tăng 8% so với cùng kì năm 2019. Lợi nhuận trước thuế đạt 3.814 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3.170 tỉ đồng, lần lượt tăng 8,7% và 7,8% so với 9 tháng đầu năm ngoái.

Trong đó, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ là 2.555 tỉ đồng. Lãi trên mỗi cổ phiếu (EPS) đạt 3.264 đồng, tăng 6,9% so với cùng kì.

Năm 2020, FPT đặt ra mục tiêu đạt 32.450 tỉ đồng doanh thu và 5.510 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy với kết quả trên, sau 9 tháng doanh nghiệp hoàn thành được 65% kế hoạch năm về doanh thu và gần 70% kế hoạch về lợi nhuận cho cả năm.

Lợi nhuận FPT đạt gần 4.000 tỉ đồng sau 9 tháng đầu năm - Ảnh 1.

Trong 9 tháng đầu năm nay, khối Công nghệ vẫn là động lực tăng trưởng chính dẫn dắt FPT, với doanh thu đạt 11.711 tỉ đồng, chiếm 55% tổng doanh thu toàn tập đoàn. Khối Viễn thông chiếm 39%, đạt 8.311 tỉ đồng. Khối Giáo dục, Đầu tư và các hoạt động khác đóng góp 6% doanh thu, đạt 18 tỉ đồng trong kì.

CNTT và Viễn Thông vẫn là hai mảng kinh doanh cốt lõi của FPT trong 9 tháng đầu năm nay.

Trong đó, mảng dịch vụ CNTT ở nước ngoài tăng trưởng tốt, mang về 8.779 tỉ đồng doanh thu và 1.418 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng 12,6% và 13,8% so với cùng kì.

Doanh thu chủ yếu đến từ các hoạt động như điện toán đám mây, internet vạn vật, low code,… tăng 41% đạt 2.473 tỉ đồng.

Các thị trường có kết quả kinh doanh tốt là Nhật Bản và châu Á Thái Bình Dương - những nơi dịch bệnh đã được kiểm soát tốt, doanh thu tương ứng tăng 9% và 44% so với cùng kì.

Dịch vụ viễn thông của FPT trong kì cũng ghi nhận tăng trưởng khi đạt 7.948 tỉ đồng doanh thu và 1.303 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng với mức tăng 11,4% và 21,4%.

Riêng mảng dịch vụ CNTT trong nước chứng kiến sự sụt giảm khi chỉ đạt 2.932 doanh thu, giảm 10,4% và lợi nhuận trước thuế đạt 188 tỉ đồng, giảm 16,2%.

Giải thích về kết quả kinh doanh khả quan doanh nghiệp cho biết đã đẩy mạnh định hướng chuyển đổi số toàn diện với hơn 30 dự án chuyển đổi số, trong đó hơn 70% các dự án đang triển khai đạt KPI về hiệu quả.

Với tình hình kinh doanh sáng sủa trong 3 quí liên tiếp, kết thúc phiên giao dịch ngày 22/10, cổ phiếu FPT dừng lại ở mức 54.000 đồng/cổ phiếu, tăng nhẹ 2,27% so với phiên giao dịch trước đó.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.