Ngày 31/3, UBND TP HCM đề nghị Viện nghiên cứu Phát triển TP HCM phối hợp các bộ, ngành, Hiệp hội Bất động sản, chuyên gia, người dân lấy ý kiến về việc vừa bảo tồn các công trình kiến trúc có giá trị vừa hài hòa lợi ích của chủ sở hữu.
Qua đó, bàn hành cơ chế “chuyển quyền phát triển bất động sản" (Transfer of Development Right - TDR) nhằm giữ lại các công trình cổ.
Biệt thự số 12 Lý Tự Trọng, quận 1, TP HCM bị đập bỏ để xây dựng khách sạn cao tầng.
Biệt thự cổ nằm ở đường Hồng Bàng, quận 5 bị nứt và bỏ hoang.
Vì vậy, sau khi phân loại biệt thự cũ, TDR sẽ là công cụ quan trọng nhất để bảo vệ quyền lợi của các chủ sở hữu biệt thự cổ có thể được quyền phát triển không gian - vốn không được sử dụng do không tháo dỡ được biệt thự cũ - để lấy một khoản tiền lớn. Người chủ này có quyền bán hoặc chuyển nhượng quyền này cho một đối tác khác có khả năng tiếp nhận.
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM, TP HCM có khoảng 1.300 nhà ở cũ (Xây dựng trước 1975) có giá trị về kiến trúc, nghệ thuật, cảnh quan, lịch sử, văn hóa. Trong đó tập trung ở khu vực quận 1 và quận 3 (Sài Gòn cũ), quận 5 và quận 6 (Chợ Lớn cũ), quận Bình Thạnh, Phú Nhuận và Gò Vấp (Gia Định cũ).
Căn biệt thự 237 Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh) được chủ đầu tư tự ý tháo dỡ.
Điều đáng nói, những năm gần đây nhiều đại gia bất động sản bỏ ra hàng trăm tỉ đồng mua lại căn biệt thự cổ chỉ vì giá trị khu đất và tìm mọi cách đập bỏ. Trong khi chủ nhân thật sự muốn bảo tồn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực sửa chữa.
Điển hình, căn biệt thự cổ ở địa chỉ 12 Lý Tự Trọng, quận 1 đã đập bỏ sau đó là công trường xây dựng khách sạn cao hàng chục tầng do ông Nguyễn Văn P. và bà Trần Thị L. làm chủ đầu tư.
Căn biệt thự ở số 8 đường Bãi Sậy, quận 6 hơn 100 năm tuổi, rộng gần 1.000 m2 với kiến trúc của Pháp, được mệnh danh “biệt thư Phương Nam Chợ Lớn". Tuy nhiên, chủ nhân không có tiền trùng tu nên khiến biệt thự xuống cấp nghiêm trọng.
Ngôi biệt thự số 12 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM.