Mặt tiền của ngôi nhà được công nhận di tích.
Đây là những ngôi nhà biệt lập được xây dựng theo kiểu biệt thự thời Pháp trên khu đất 15.000 m2.
"Cả 4 ngôi nhà này không xây dựng cùng lúc, hết nhà này đến nhà khác. Phải mất vài năm mới xong một ngôi nhà. Riêng ngôi nhà này xây dựng xong phải mất thêm 3 năm để trang trí nội thất... ", ông Lê Tư Xuân cho biết.
Ông Tư Xuân ngồi trên chiếc trường kỷ tiếp chúng tôi. Ông nói: "Chúng tôi bảo tồn được khá nhiều vật dụng của ông bà để lại. Bộ trường kỷ này đã hơn 100 năm. Chiếc phản phía sau lưng anh là của bà sơ tôi. Tuổi đời của nó cũng đã ngót nghét 200 năm".
Tấm phản hơn 200 năm trong ngôi nhà ông Tư Xuân đang ở.
Về ngôi nhà ông đang ở, ông Tư Xuân từ chối không để ngành văn hóa chọn làm di tích vì theo lời ông, khi là di tích mình không được quyền sửa chữa thay đổi.
Nói đến đây, ông đưa chúng tôi xem nơi ông thợ đang thi công sửa chữa. Ông nói, bức vách này đã có triệu chứng sụp đổ. Nếu không kịp làm thì nó sụp xuống không biết lúc nào.
Một phần ngôi nhà ông Tư Xuân đang sửa chữa.
Thuở nhỏ, ông Tư Xuân sống với gia đình trong căn nhà này. Đến khi ông 15 tuổi cả khu vực này luôn hứng chịu nhiều bom đạn bởi chiến tranh. Gia đình ông đành phải rời nơi đây đìm tìm nơi cư trú mới.
"Sau 1975, chúng tôi trở về nhưng cũng chỉ để thăm lại chốn cũ. Nhà nào cũng găm đầy vết bom, đạn. Có nhà bị sụp tuồng, đổ mái. Rồi lần lượt con cháu trở về ...
Tủ thờ, bàn ghế trong nhà ông Tư Xuân vẫn được giữ nguyên.
Tôi về nhận lại nhà vào năm 1980 nhưng phải 5 năm sau mới chính thức về ở. Ngôi nhà của tôi - do ông bà để lại - không khác 3 ngôi nhà kia bao nhiêu. Diện tích của ngôi nhà 948m2 gồm 2 phần nhà trên và nhà dưới. Nhà dưới thì đã nát. Nhà trên cũng không còn nguyên vẹn nhưng tôi vẫn cố giữ được bao nhiêu hay bấy nhiêu.
"Mấy năm trước, tôi đã sửa sang lại mặt tiền. Mặt tiền cũ dạng mái vòm nhưng đã sụp. Tôi không thể khôi phục lại nguyên trạng vì nhiều lý do", ông cho biết thêm.
Họa tiết trên kèo.
Ông Xuân hướng dẫn tôi đi xem những di vật còn lại trong căn nhà. Dãy cột gỗ to đã lên nước bóng loáng. Những tủ thờ cẩn xà cừ, những bộ bàn ghế cũ xưa. Những xà ngang, kèo đều được chạm trổ rất công phu...
Đặc biệt, đến trước một bức chân dung ông dừng lại, chia sẻ: "Đây là chân dung ông cố Nguyễn Hữu Hiệp của tôi. Thời đó ông chụp được tấm ảnh này thì phải là người rất khá mới dám chơi... Rồi tiếp đến là cặp liễn ghi lại 2 bài thơ đối nhau".
Ngôi nhà được công nhận di tích được tôn tạo.
Chúng tôi cùng ông bước ra ngoài. Từ xa nhìn lại, ngôi nhà vẫn còn giữ được mái ngói âm dương, vẫn còn lưu lại được dáng dấp của công trình cổ xưa.
Không riêng gì nhà ông, 3 ngôi nhà kia cũng tường gạch mái ngói. Kết cấu gồm 3 gian 2 chái, mái ngói âm dương. Trang trí bên trong theo phong cách cổ điển nhưng không giữ theo mẫu mực nguyên thủy mà cải cách cho phù hợp với cảnh sắc miền Nam.
Cả 4 ngôi nhà này đều do nhóm thợ từ Huế vào đảm trách. Do ảnh hưởng văn hóa địa phương, nhóm thợ Huế phải tìm cách pha trộn các nét văn hóa đặc trưng các vùng miền tạo ra một nét văn hóa mới sinh động hơn lãng mạn hơn. Các cột kèo đến các bộ trường kỷ, bàn uống nước đều bằng gỗ quý: cẩm lai, hương mật, căm xe, gỗ đỏ được cẩn trai đá...
Ngôi nhà của ông Nguyễn Hữu Hùng có nguy cơ đổ nát.
Ông Tư Xuân cho biết thêm, có lẽ chỉ có nhà ông là còn giữ được khá nhiều nét cũ. Những ngôi nhà khác chỉ còn cái vỏ bên ngoài. Có lẽ do biến động của thời cuộc không có người bảo quản nên thất thoát khá nhiều.
Ông chỉ đường cho chúng tôi vào những căn nhà còn lại. Ông nói, 4 nhà nhưng chỉ có 2 nhà được công nhận di tích từ năm 2007, 1 nhà mới phục chế, còn một nhà vẫn hoang phế mà nếu không sửa chữa kịp thời nguy cơ trở thành phế tích rất cao.
Chúng tôi đi ngả sau để vào những ngôi nhà cổ xưa. Tất cả được bao bọc bởi những cây thanh long đang mùa trổ hoa xanh tốt. Ngôi nhà được tôn tạo quét một lớp sơn vàng mới.
Những bong tróc đổ nát đã được chăm chút tu sửa. Nhưng theo lời người dân ở vùng này, từ ngày tôn tạo đến nay, di tích đóng cửa không ai có thể vào bên trong tham quan.
Các ngôi nhà nằm giữa vườn Thanh Long.
Đến ngôi nhà kế cận. Phía trước nhiều đống gạch bông cao như núi. Nhà chỗ sụp, chỗ nghiêng. Ông Tư Xuân cho biết, nhà này của cố thứ 7 Nguyễn Hữu Hùng xây dựng nhưng đến nay đã xuống cấp khá nhiều.
Ngôi nhà cuối cùng của người cháu cố thứ 5 của ông Xuân là ông Nguyễn Hữu Phuông cũng trong tình trạng thảm hại. Ngôi nhà này được công nhận di tích nhưng đến nay vẫn chưa có kế hoạch tu bổ.
Đa số người dân nơi đây đều bày tỏ tiếc nuối trước sự xuống cấp của các ngôi nhà cổ này. "Giữ lại nó để xóm chúng tôi còn hãnh diện với danh xưng xóm Nhà giàu, cũng là một điều tốt chứ", một người dân giãi bày với chúng tôi.
XEM THÊM
Gia tộc ở Sài Gòn hơn nửa thế kỷ làm lễ giỗ tổ Hùng Vương
Rẽ vào con hẻm yên tĩnh trên đường Nguyễn Văn Nguyễn, phường Tân Định, quận 1, TP HCM,căn nhà của ông Đoàn Văn Tài gây ... |
Cần Thơ tất bật chuẩn bị Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ 2018
Từ ngày 25/4 - 29/4/2018 (tức ngày 10/3 đến 14/3 Âm lịch), Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ năm 2018 với chủ đề “Cội ... |
Điểm đến lý tưởng vùng sông nước miền Tây
Khu du lịch Mùa Xuân là một trong những điểm du lịch nổi bật của vùng sông nước miền tây tỉnh Hậu Giang. |
Tiêu dùng 20:29 | 30/08/2019
Nhà đất 07:11 | 25/08/2019
Nhà đất 16:40 | 23/08/2019
Đô thị 08:39 | 09/08/2019
Thời sự 02:23 | 12/02/2019
Thời sự 10:33 | 07/01/2019
Thời sự 04:58 | 04/01/2019