Giảm cồng kềnh bộ máy là cách ngắn nhất để tăng lương

Theo Đề án cải cách chính sách tiền lương vừa được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Trung ương 7 (khoá XII), dự kiến điều chỉnh mức tiền lương thấp nhất trong khu vực công là khoảng 4,1 triệu đồng/tháng vào năm 2021. Mức lương này, nếu phải tính cả trượt giá trong khoảng thời gian hơn hai năm rưỡi tới, có thể nói là thấp, và chưa chắc giúp cho những người hưởng lương từ ngân sách sống được bằng lương.
giam cong kenh bo may la cach ngan nhat de tang luong
(nguồn: World Bank)

Thế nhưng để nâng mức lương thấp nhất của khu vực công lên 4,1 triệu đồng/tháng, ngân sách cũng đã phải thêm một gánh nặng lớn về chi thường xuyên, góp phẩn làm tăng thêm bội chi ngân sách, và nợ công có khả năng sẽ vượt trần 65% GDP.

Cả hai phía – ngân sách quốc gia và người ăn lương từ ngân sách - đều gặp khó, song không phải là không có cách để giải quyết. Cách ngắn nhất mà nhiều quốc gia áp dụng chính là giảm cồng kềnh bộ máy ăn lương khu vực công.

Theo các số liệu đến cuối năm 2017, Việt Nam hiện có khoảng 11 triệu người hưởng lương liên quan đến ngân sách. Còn xét theo tiêu chí tỉ lệ công chức, viên chức/dân số được World Bank công bố, tỉ lệ tại Việt Nam là 4,8%, nằm trong tốp đầu khu vực Đông Nam Á.

Nhưng sẽ phiến diện nếu chỉ đánh giá dựa vào tiêu chí này. Bởi nếu nhìn sang các quốc gia phát triển khác như Đức và Mỹ, tỉ lệ công chức/dân số của họ cao hơn Việt Nam rất nhiều – lần lượt là 7,3% và 7,4%.

Tỉ lệ công chức/dân số cao mà lương công chức vẫn cao là nhờ nền kinh tế phát triển, GDP lớn và ngân sách dồi dào. Nhưng đằng sau, cốt lõi để làm nên các yếu tố này chính là năng suất lao động nói chung trong xã hội, hiệu quả làm việc của bộ máy công quyền.

Một thực trạng ở Việt Nam đã được đề cập nhiều là không ít cán bộ công chức, viên chức “sáng cắp ô đi tối cắp ô về”, làm việc ít trách nhiệm – thiếu nhiệt tình, các cửa tiếp dân thường xuyên bị ứ đọng hồ sơ và trễ hạn giải quyết, thái độ tiếp dân cửa quyền, thậm chí sách nhiễu.v.v…

Sự không hiệu quả đầu tiên chính là ngân sách phải gồng mình để trả lương cho những cán bộ công chức, viên chức như thế.

Và con đường đầu tiên và cũng là ngắn nhất, hữu hiệu nhất để có nguồn tiền tăng lương mà không gây nhiều áp lực lên ngân sách chính là tinh giản những cán bộ công chức viên chức đó, qua đó cũng giúp nâng cao hiệu quả của bộ máy hành chính công.

Song nếu không có các phương pháp để đo lường, định lượng thì sẽ khó kiểm soát được hiệu quả xử lí công việc như thế nào của bộ máy công quyền.

TPHCM gần đây khi bàn về đề án chi thu nhập tăng thêm cho khu vực nhà nước, đã đề nghị áp dụng đánh giá theo các chỉ số hoàn thành công việc (KPI) chứ không thể cứ tiếp tục theo định tính chung chung dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc” để rồi ngân sách và người dân phải gánh chịu.

giam cong kenh bo may la cach ngan nhat de tang luong Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Đề nghị xem xét có chính sách lương đặc thù cho giáo viên

Tại Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng (khóa XII), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đề nghị Trung ương xem xét ...

giam cong kenh bo may la cach ngan nhat de tang luong Cải cách chính sách tiền lương: Người lao động liệu có ‘dễ thở’ hơn?

Những bất cập trong chế độ đãi ngộ, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức khu vực hành chính sự nghiệp đã tồn ...

giam cong kenh bo may la cach ngan nhat de tang luong Hội nghị TƯ7: Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu để ứng phó với tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0

Đề án cải cách chính sách BHXH đặt ra vấn đề điều chỉnh tuổi nghỉ hưu để ứng phó với quá trình già hóa dân ...

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.