Giao Chính phủ nhiệm vụ giữ tăng trưởng năm sau tương đương 2017

Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2018 với các chỉ tiêu chủ yếu như tăng trưởng GDP 6,5-6,7%, giữ lạm phát ở mức 4%... Trên nền kết quả khả quan đạt được của năm nay, Quốc hội không tạo áp lực quá lớn với Chính phủ vì 2018 nhiều lĩnh vực khó đạt được mức tăng như vừa qua…

giao chinh phu nhiem vu giu tang truong nam sau tuong duong 2017

Vì sao không thể nâng tốc độ tăng trưởng?

Cụ thể, Nghị quyết được Quốc hội thông qua nêu những mục tiêu tổng quát như Tiếp tục bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện ba đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh.

Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển hiệu quả thị trường khoa học công nghệ; khuyến khích đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã kiểu mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cải thiện đời sống nhân dân, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế; thúc đẩy bình đẳng giới; thực hiện dân chủ và công bằng xã hội. Ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu; chủ động phòng, chống thiên tai; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; giữ môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.

Trong số 12 chỉ tiêu cụ thể được đưa ra, chỉ tiêu cơ bản nhất là Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,5% - 6,7%.

UB Thường vụ Quốc hội cho biết, có một số ý kiến đề nghị cân nhắc tính khả thi của chỉ tiêu Tăng trưởng kinh tế, đề nghị không ghi ”khoảng” mà quyết định chỉ tiêu tăng GDP đạt 6,5%, đạt 6,7% hoặc trên 6,7%.

Tuy nhiên, UB Thường vụ Quốc hội phân tích, Năm 2018, bên cạnh những thuận lợi, nước ta vẫn tiếp tục đứng trước những khó khăn, thách thức lớn. Năm 2017, một số ngành, lĩnh vực đã đạt mức tăng trưởng khá cao, năm 2018 khó tiếp tục đạt được mức tăng này.

Mặt khác, chỉ tiêu tăng GDP năm 2018 đã được tính toán trên cơ sở GDP ước thực hiện của năm 2017 đạt 6,7% và dự báo các cân đối lớn của nền kinh tế, gắn với bảo đảm các chỉ số kinh tế vĩ mô như nợ công, thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm…

Do vậy, chỉ tiêu tăng trưởng “di động” trong khoảng 6,5-6,7% đã được thống nhất đưa ra và được Quốc hội biểu quyết thông qua, để không gây áp lực quá lớn với công tác điều hành của Chính phủ, hướng tới việc đảm bảo chất lượng tăng trưởng.

Cùng với nhóm các chỉ tiêu về kinh tế này, Quốc hội quyết định chỉ số tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7% - 8%; Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33% - 34% GDP.

Chỉ tiêu kiềm chế lạm phát được quyết ở mức khoảng 4%. Cũng có ý kiến muốn khống chế cứng con số 4%, không có sự du di nhưng UB Thường vụ Quốc hội giải thích, chỉ tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng xuất nhập khẩu, biến động của giá hàng hóa thế giới... Vì vậy, việc điều hành giá tiêu dùng vẫn được dành dư địa nhất định cho Chính phủ.

Đẩy nhanh tiến độ xử án tham nhũng

Để thực hiện mục tiêu này, Quốc hội cũng thông qua 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp Chính phủ và các cơ quan đề xuất.

Trước hết, Quốc hội yêu cầu tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là về ngân sách nhà nước, vốn đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.

Tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô, bảo đảm thanh khoản, kiểm soát chặt chẽ và nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống, nhất là tín dụng cho vay thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán.

Thực hiện hiệu quả cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; tập trung xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém theo nguyên tắc thị trường, không hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước.

Quốc hội nhắc việc thẩm định chặt chẽ các dự án, nâng cao hiệu quả đầu tư; triệt để tiết kiệm chi ngân sách nhà nước và sử dụng tài sản công, xe công. Tăng cường quản lý các quỹ ngoài ngân sách, quản lý nợ công theo mục tiêu Quốc hội đề ra; hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới; kiểm soát chặt chẽ bội chi và nợ của Trung ương và chính quyền địa phương.

Tăng cường giám sát, kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp nhà nước, đánh giá hiệu quả hoạt động của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Nhà nước tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, triển khai các giải pháp hoàn thiện chính sách về BOT. Thực hiện rà soát toàn bộ các trạm BOT giao thông đường bộ nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch và quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, người dân; ban hành chính sách mới nhằm quản lý chặt chẽ, phát huy hiệu quả hình thức đầu tư theo mô hình hợp tác công tư nói chung và hình thức BOT.

Quốc hội yêu cầu xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, đẩy mạnh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong xây dựng pháp luật và thực thi công vụ; cắt giảm chi phí hoạt động, nhất là chi phí giao dịch không chính thức của doanh nghiệp và người dân, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh.

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ nghiêm trọng, xã hội quan tâm; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân gây thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả thu hồi tối đa tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát…

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.