Kế hoạch hạn chế xe máy ở Hà Nội: Xe buýt 'chết đuối' giữa biển phương tiện cá nhân

Mỗi ngày, xe buýt ở Hà Nội phải đối mặt với hàng vạn xe máy, ô tô trong cảnh tắc đường "nghẹt thở".
1

Theo thống kê của UBND TP Hà Nội, đến nay, vận tải hành khách công cộng đã đáp ứng được 15,7% (tính đến 6 tháng đầu năm 2019); dự kiến hết năm 2019 đạt 17,3% (năm 2018 là 14,19 %). Như vậy, hiện tại, hơn 80% vẫn là phương tiện cá nhân tham gia giao thông ở Hà Nội. Do chưa đáp ứng được nhu cầu tham gia giao thông của người dân nên phương tiện cá nhân (xe máy) vẫn được sử dụng chủ yếu.

2

Hiện tại ở Hà Nội, vận tải công cộng mới chỉ có xe buýt (thêm 1 tuyến BRT và chuẩn bị khai thác đường sắt đô thị). Mỗi ngày, các tuyến buýt này phải đối mặt với hàng vạn phương tiện cá nhân và chủ yếu là xe máy.

3

Đề án "Phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030" là một trong những chủ trương hết sức quan trọng. Tuy nhiên, muốn hạn chế được phương tiện cá nhân, năng lực vận tải hành khách công cộng phải tương ứng. Vận tải công cộng yếu kém khiến người dân không có sự lựa chọn ngoài phương tiện cá nhân.

4

Tình trạng xung đột giao thông giữa vận tải công cộng và xe cá nhân diễn ra phổ biến.

5

Các chuyên gia đánh giá, do chưa đáp ứng được vận tải công cộng (80-90%) nên việc hạn chế xe máy, thu phí ô tô vào nội đô chưa thể thực hiện được.

6

Ngoài buýt thường, Hà Nội có thêm 1 tuyến buýt nhanh. Tuy nhiên, buýt nhanh cũng chưa thể hiện được vai trò trên đường Tố Hữu thậm chí còn có ý kiến cho rằng đây là nguyên nhân gây thêm tắc đường vì chiếm một làn đường riêng.

7

Có một thực tế là xe buýt của Hà Nội đang không phát huy được tối đa hiệu quả khi bị hạn chế về tốc độ di chuyển mà nguyên nhân trực tiếp lại chính là lưu lượng phương tiện cá nhân quá lớn giành giật với xe buýt từng mét đường.

8

Xe buýt chậm, không đám ứng được nhu cầu của người dân dẫn đến việc phương tiện cá nhân càng bùng phát - đây là vòng luẩn quẩn hiện chưa giải quyết được.

9

Mỗi ngày, hàng vạn người dân đổ ra đường cùng xe buýt tranh giành đường xá.

10

Tính đến cuối năm 2018, TP Hà Nội có tổng số khoảng 6,2 triệu phương tiện giao thông đường bộ. Trong đó chủ yếu là xe máy với trên 5,6 triệu chiếc (chiếm trên 90%), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2017 đạt 6,8%/năm.

11

Trong khi đó, Hà Nội cũng thừa nhận hạ tầng giao thông của TP đã được quan tâm đầu tư nhưng không theo kịp tốc độ tăng trưởng phương tiện cơ giới cá nhân.

13

Không chỉ tranh giành đường với xe buýt, các phương tiện cá nhân như xe máy cũng tranh giành khi tắc đường.

14

Và thậm chí là tranh giành vỉa hè với người đi bộ.