Hành trình từ người vay nặng lãi và suýt bán nội tạng trở thành ông chủ công ty dược giàu thứ hai ở Hàn Quốc

Nhà sáng lập hãng dược Celltrion thu về 10 tỉ USD giá tị tài sản ròng sau khi giá cổ phiếu công ty nhảy vọt lên gần gấp đôi nhờ dự án phát triển vắc xin điều trị Covid-19.

Tỉ phú Seo Jung Jin – ông chủ hãng dược Celltrion - từng "bần cùng" vay tiền nặng lãi, có lúc phải cam kết nội tạng để có đủ vốn vận hành công ty, nay đã thành người giàu thứ hai Hàn Quốc. Tỉ phú Seo hiện chỉ chịu "lép vế" trước chủ tịch Samsung Electronics về mức độ giàu.

Sự trỗi dậy của ông Seo được xem là tấm gương phi thường, đại diện cho một làn sóng chuyển đổi trong lớp kinh doanh quí tộc ở Hàn Quốc.

Từng vay nặng lãi suýt bán nội tạng, ông chủ công ty dược thành tỉ phú giàu thứ hai Hàn Quốc - Ảnh 1.

Tỉ phú Seo Jung Jin bứt phá ngoạn mục, soán ngôi vị giàu thứ hai Hàn Quốc, vượt các tỉ phú nhà nòi khác. Ảnh: Bloomberg.

Trong khi các tập đoàn thường là các đế chế kinh doanh chi phối cuộc sống người dân Hàn Quốc đều chịu sự điều hành của các thành viên trong các dòng tộc danh giá, thì gần đây số lượng ông chủ tự thân trong các lĩnh vực phi truyền thống tăng dần.

Nhờ đại dịch COVID-19, xu hướng này trở nên rõ rệt hơn, trong khi các dòng dõi kinh doanh quí tộc – các chaebol - mất dần ánh hào quang.

Theo ông Park Ju-gun – Chủ tịch cơ quan giám sát doanh nghiệp CEOScore có trụ sở tại Seoul, ranh giới giữa các ngành công nghiệp đang trở nên mờ nhạt hơn. "Những người yên vị với các hoạt động kinh doanh truyền thống không thể theo kịp với làn sóng thay đổi. Đại dịch đã đẩy nhanh xu hướng chuyển dịch", ông Park nhận xét.

Thanh xuân cơ cực

Sinh ra trong một gia đình sống bằng nghề bán than bánh, tỉ phú Seo Jung Jin từng phải hành nghề lái taxi để có tiền theo học tại Đại học Konkuk ở thủ đô Seoul.

Sau hoàn thành cử nhân ngành kĩ thuật công nghiệp, ông đã gia nhập hàng ngũ kĩ sư tại hãng xe Daewoo Motor, sau đó thất nghiệp khi hãng xe tuyên bố phá sản vì không trụ nổi qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.

Năm 2000, ông thành lập một công ty Nexol với các đồng nghiệp cũ tại Daewoo để tìm tòi cơ hội kinh doanh. Hiện tại Nexol đã đổi tên thành Celltrion Health, trở thành chi nhánh tiếp thị toàn cầu của Celltrion.

Từ đó, ông Seo bắt đầu chú ý đến lĩnh vực thuốc biosimilar (tạm dịch: sinh học đối chiếu) – những sản phẩm y tế tương tự như các loại thuốc mà chính phủ đã phê chuẩn – với niềm tin rằng xã hội càng lão hóa thì nhu cầu các loại thuốc rẻ tiền càng tăng.

Từng vay nặng lãi suýt bán nội tạng, ông chủ công ty dược thành tỉ phú giàu thứ hai Hàn Quốc - Ảnh 2.

Nhờ tầm nhìn dài hạn, tỉ phú Seo Jung Jin đã gây dựng thành công cơ đồ Celltrion từ xuất hát điểm phải đi vay nặng lãi. (Ảnh: Nikkei Asian Review).

Doanh nghiệp tăng trưởng mạnh nhờ COVID-19

Celltrion ra đời vào năm 2002, rơi vào khó khăn tài chính vào năm 2004 sau một số thử nghiệm vắc xin lâm sàng thất bại. Giai đoạn này, ông Seo buộc phải đi vay nặng lãi, theo Financial Times. Người phát ngôn của Celltrion đã xác nhận thông tin này.

Hiện tại, Celltion là một "gã khổng lồ" phát triển các loại thuốc biosimilar như kháng thể đơn dòng Remsima từ thuốc Remicade của Johnson&Johnson.

Giống như các thị trường khác trên toàn cầu, giá cổ phiếu các công ty dược phẩm và công nghệ Hàn Quốc tăng vọt trong năm 2020. Riêng Celltrion ghi nhận mức tăng 75%. Chỉ sau 5 năm, giá cổ phiếu cơ đồ của tỉ phú Seo Jung Jin tăng gần gấp 5 lần.

Phần lớn tài sản của tỉ phú Seo có nguồn gốc từ cổ phần ông nắm tại Celltion và Celltrion Healthcare. Theo Bloomberg, giá trị tài sản ròng của ông không tính các tài sản thế chấp.

Năm ngoái, tỉ phú Seo Jung Jin thông báo ông sẽ từ chức vụ quản lí vào năm 2020. Trong cuộc phỏng vấn với tờ báo địa phương Hankyoreh, ông giải thích rằng nếu một người giữa chiếc ghế chủ tịch đến sau tuổi nghỉ hưu, doanh nghiệp sẽ biến thành "vương quốc" của người đó.

"Chủ tịch chỉ là một chức danh, chứ không phải là một ông hoàng", tỉ phú Seo nói.

"Ngày tàn" của các gia tộc kinh doanh lâu đời Hàn Quốc

Mặc dù người giàu nhất Hàn Quốc vẫn là Chủ tịch "ông lớn" điện tử Samsung Electronics Lee Kun-hee, các gia tộc đứng sau các tập đoàn hàng đầu nước này đã tụt khỏi bảng xếp hạng Bloomberg Billionaires Index 500.

Ông chủ Tập đoàn sản xuất xe Hyundai - Mong-Koo Chung, ông chủ Tập đoàn SK - Chey Tae-won, và ông chủ Tập đoàn sản xuất mỹ phẩm Amorepacific - Suh Kyung-bae, từng nằm trong top 5 người giàu nhất Hàn Quốc 5 năm trước, nay đã mất tổng cộng hơn 9 tỉ USD.

Từng vay nặng lãi suýt bán nội tạng, ông chủ công ty dược thành tỉ phú giàu thứ hai Hàn Quốc - Ảnh 3.

Kim Jung-ju - một tỉ phú tự thân khác, lọt vào top 5 người giàu nhất Hàn Quốc. (Ảnh: Bloomberg).

Lớp đại gia theo dòng tiếng tăm tại Hàn Quốc sẽ mất ngôi bởi những gương mặt mới.

Nhà sáng lập hãng sản xuất trò chơi Nexon, Kim Jung-ju hiện là người giàu thứ ba Hàn Quốc với khối tài sản trị giá 7,8 tỉ USD. 

Brian Kim - nhà sáng lập ứng dụng nhắn tin Kakao - lần đầu tiên lọt vào bảng xếp hạng top 5 với khối của cải 5,1 tỉ USD.

Song, theo Chủ tịch CEOScore Park Ju-gun, thực tế lĩnh vực thăng hoa của các đại gia mới chỉ giới hạn trong sinh dược và công nghệ.

Nguyên nhân là vì để đánh bật các tên tuổi truyền thống ở những lĩnh vực khác, những "tay chơi" mới phải sở hữu một mức vốn khổng lồ. "Đó là lí do tại sao tài sản thừa kế sẽ không mất địa vị của nó", ông Park nhận định.


chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.