Trạm thu phí Dầu Giây. (Ảnh: Zing.vn). |
Liên quan đến vụ cướp trạm thu phí Dầu Giây trên cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây ngày 7/2 vừa qua, theo thông tin chúng tôi nhận được, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có báo cáo về việc kiểm tra đột xuất trạm này.
Trước đó, sau khi xảy ra vụ cướp, Tổng cục Đường bộ đã thông báo về việc kiểm tra đột xuất trạm Dầu Giây trong 5 ngày.
Cụ thể, báo cáo của Tổng cục cho thấy, theo hồ sơ lưu tại trạm Dầu Giây, từ ngày 28/1 đến ngày 8/2, trạm này thu được 13.271.810.000 đồng; trung bình một ngày đêm (3 ca) thu được 1.105.984.00 đồng; đã nộp vào tài khoản của VEC tại ngân hàng 10.586.730.000 đồng; bị cướp ngày 07/02/2019 là 2.220.000.000 đồng, tiền thu phí còn tồn quỹ 465.080.000 đồng.
"Chứng từ thu phí được lập đầy đủ theo qui định tại Qui trình tổ chức hoạt động thu phí đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây", báo cáo của Tổng cục Đường bộ cho biết.
Theo báo cáo của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), 7h ngày 7/2, tại trạm thu phí Dầu Giây xảy ra vụ cướp 2.220.000.000 đồng từ két của trạm.
Tại thời điểm bị cướp, số tiền mặt có tại két Phòng Kế toán vé thẻ là 3.230.660.000 đồng.
Trong đó gồm: Tồn Quĩ dự phòng khẩn cấp của VEC E là 80.200.000 đồng; doanh thu giữ lại của VEC để đổi tiền lẻ là 600.000.000 đồng; số tiền thu phí của 8 ca từ ca 2 ngày 4/2 đến hết ca 3 ngày 6/2 là 2.550.460.000 đồng.
"Kiểm tra chứng từ liên quan đến số tiền thu phí của 8 ca nêu trên cho thấy các chứng từ thu phí được lưu đầy đủ, các báo cáo thực hiện theo Qui trình thu phí tại trạm.
Tổng số tiền thu phí trong 8 ca nêu trên là 2.550.460.000 đồng (trung bình 318.807.500 đồng/ca), khớp đúng với báo cáo của VEC", Tổng cục thông tin.
Cũng theo đơn vị này, trong giai đoạn kiểm tra, việc thực hiện công tác thu phí từ các khâu phát hành vé thẻ, thu phí, đối soát, nộp tiền đến tổng hợp báo cáo tại trạm thu phí Dầu Giây đảm bảo theo Qui trình thu phí được duyệt.
Đại diện BOT Cai Lậy: 'Biện pháp cuối cùng là năn nỉ anh em tài xế' |
Cũng liên quan đến việc kiểm tra đột xuất tại trạm thu phí Dầu Giây, báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết hình ảnh, thông tin xe qua trạm phù hợp với video được lưu.
Số lượng, hình ảnh, video xe qua trạm trong các ngày từ 28/1/2019 đến ngày 8/2/2019 phù hợp với báo cáo doanh thu trong ngày của VEC E.
Danh sách xe qua kiểm đếm trực tiếp trong các Bảng đếm xe ngày 21/2/2019 phù hợp với dữ liệu lưu trữ trong phần mềm giám sát hậu kiểm.
Số lượng xe đếm được, phân loại xe, mệnh giá thu trong công việc thực hiện đếm xe ngoài hiện trường khớp với số liệu của phần mềm giám sát hậu kiểm.
Kết quả đối chiếu kiểm tra số lượng xe đếm được, phân loại xe, mệnh giá thu, doanh thu báo cáo trong 8 ca từ ca 2 ngày 4/2/2019 đến hết ca 3 ngày 6/2/2019 là trùng khớp.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổng cục, thời gian trên video làn, cabin và toàn cảnh chưa được đồng bộ và trạm thu phí Dầu Giây chưa thực hiện công khai thông tin theo qui định tại Thông tư số 49/2016/TT-BGTVT.
Quá trình 'giữ nguyên' trạm BOT Cai Lậy |
Cũng theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây tổ chức khai thác và thu phí từ tháng 1/2013 tại trạm Long Phước và từ tháng 2/2014 đối với trạm Dầu Giây theo công nghệ thu phí hở.
Tháng 5/2017, hệ thống thiết bị và phần mềm thu phí kín trên tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây được cung cấp, lắp đặt theo gói thầu số 4 bởi Liên danh nhà thầu Toshiba - Hitachi - Itochu (Nhật Bản) gồm 2 thành phần:
Thứ nhất là hệ thống thu phí một dừng (MTC) sử dụng công nghệ thẻ nhận dạng thu phí lượt ICT được đưa vào hoạt động từ tháng 5/2017.
Theo đó, tại các làn đầu vào, nhân viên thu phí quét thẻ ICT để lưu thông tin phương tiện vào đường cao tốc và đưa cho lái xe; khi phương tiện ra khỏi đường cao tốc, lái xe trả thẻ cho nhân viên thu phí để quét vào máy để tính toán quãng đường kết hợp với nhận dạng xe bằng mắt thường để xác nhận mệnh giá thu cho từng phương tiện. Khi lái xe thanh toán cước phí, nhân viên thu phí in hóa đơn giao cho lái xe và Barie mở cho xe qua.
Thứ hai là hệ thống thu phí không dừng ETC sử dụng công nghệ DSRC hoạt động từ tháng 8/2017.
Cụ thể, các phương tiện phải đăng ký sử dụng, nạp tiền vào tài khoản, gắn thiết bị thu phí không dừng OBU và thẻ PPC. Tại đầu vào, hệ thống tự động nhận dạng phương tiện theo thông tin đã đăng ký và mở Barie cho xe vào nếu đủ điều kiện.
Khi phương tiện rời khỏi đường cao tốc, hệ thống tự động nhận diện phương tiện qua thiết bị OBU và thẻ PPC đồng thời trừ tiền trong tài khoản và mở Barie cho xe ra. Nếu tài khoản không đủ, hệ thống sẽ yêu cầu lái xe trả phí thủ công.
VEC 'từ chối phục vụ ô tô' với mục đích gì?
VEC cho biết thời gian qua đã thực hiện từ chối phục vụ ô tô và phục vụ trở lại với mục đích trước tiên ... |