Học ngành Công tác xã hội thì việc làm sau khi ra trường thế nào?

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Công tác xã hội (CTXH) có thể làm việc tại cơ quan thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội; các bệnh viện; trường học; cơ sở giáo dục đào tạo CTXH...

Theo Khoa Tâm lý - Giáo dục thuộc ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng, CTXH còn khá mới mẻ ở Việt Nam, bấy lâu nay hoạt động CTXH vẫn bị đánh đồng với hoạt động từ thiện.

Tháng 10/2004 Bộ GD&ĐT mới ban hành mã số đào tạo cho CTXH như một ngành học ở cấp CĐ-ĐH. Đến nay cả nước đã có trên 20 trường CĐ-ĐH đào tạo ngành CTXH.

hoc nganh cong tac xa hoi va viec lam sau khi ra truong the nao
ĐH Sư phạm Đà Nẵng đào tạo ngành CTXH thời gian 4 năm. (Ảnh minh họa)

Mục tiêu ngành học CTXH là đào tạo các cử nhân có phẩm chất chính trị đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, có tinh thần say mê yêu nghề, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về nghề CTXH, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề trong mối quan hệ xã hội và nâng cao năng lực con người.

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân CTXH có thể làm CTXH chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, văn hoá – xã hội, giáo dục, pháp luật, tín ngưỡng tôn giáo, môi trường, an sinh xã hội, dân số, sức khoẻ, truyền thông,….

Làm việc tại các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước: Với vai trò là người hỗ trợ, tham mưu cho ban quản lý, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Nhân viên CTXH là người kết nối giữa công nhân với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với xã hội, cải thiện các mối quan hệ tiêu cực đang ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Hỗ trợ cho người lao động và gia đình họ tiếp cận được các dịch vụ, chính sách tại cộng đồng để họ hòa nhập tốt với cộng đồng nơi cư trú.

Thực hành CTXH trong trường học: Làm việc ở các cấp từ Mầm non cho đến Đại học. Nhân viên CTXH là người hỗ trợ nhà trường trong việc quản lý, xây dựng hoạch định chính sách, thay đổi những thói quen không tốt và phát huy những thế mạnh của nhà trường. Kết nối nhà trường với các tổ chức chính trị xã hội khác, trợ giúp cho giáo viên và học sinh vượt qua những khó khăn đang gặp phải trong quá trình dạy và học, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho cán bộ và học sinh.

Làm CTXH tại các bệnh viện: Các hoạt động của CTXH nhằm hỗ trợ cho các y bác sĩ trong việc phân loại bệnh nhân, tư vấn, giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, hỗ trợ chăm sóc cho người bệnh… góp phần giảm bớt khó khăn trong quá trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh.

Làm việc với cộng đồng ở thành thị và nông thôn: Làm công tác xóa đói giảm nghèo, kết nối cộng đồng với các tổ chức xã hội trong và ngoài nước nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội tại cộng đồng như: Cộng đồng nghèo; Cộng đồng nhiều tệ nạn xã hội; Ô nhiễm môi trường; Trẻ em thất học; Sức khỏe sinh sản; Vệ sinh môi trường…, hướng tới một cộng đồng tự lực, phát triển bền vững.

Làm việc trong các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các trung tâm, dự án phát triển xã hội. Làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến CTXH.

Tại ĐH Sư phạm Đà Nẵng, thí sinh trúng tuyển vào ngành CTXH sẽ được đào tạo: 4 năm.

Đối tượng tuyển sinh thuộc khối C, D1. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 135 tín chỉ (Chưa kể phần nội dung kiến thức Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng) thực hiện trên cơ sở Chương trình khung Giáo dục ĐH ban hành theo Quyết định số 35 /2004/QĐ-BGDĐT ngày 11/10/2005 của Bộ GD&ĐT.

Điều kiện tốt nghiệp là phải tích lũy được ít nhất 135 tín chỉ, trong đó bao gồm tất cả các học phần bắt buộc.

hoc nganh cong tac xa hoi va viec lam sau khi ra truong the nao 17 điểm được nộp hồ sơ xét tuyển vào ngành Y đa khoa ĐH Phan Châu Trinh

Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Phan Châu Trinh, tỉnh Quảng Nam công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển ĐH năm 2018, trong ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.